Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030.
Có 976 kết quả được tìm thấy
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030.
Sau thời gian thực hiện giãn cách theo quy định, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã chuyển sang trạng thái bình thường mới, đảm bảo vừa duy trì hoạt động sản xuất, vừa phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, trên địa bàn toàn tỉnh một số doanh nghiệp không có nguyên liệu sản xuất và gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ nên đã bố trí cho người lao động nghỉ việc luân phiên, hoặc cho người lao động ngừng việc.
Ghi nhận tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, lượng lao động nghỉ việc đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đã tăng đột biến. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục co cụm sản xuất kinh doanh, thu hẹp quy mô, thậm chí cắt giảm nguồn lao động vì không đủ chi phí duy trì sản xuất cũng như trả lương cho người lao động bởi tác động rất lớn từ dịch bệnh COVID-19.
Sáng ngày 10/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình tham gia thảo luận tại tổ 5 cùng với Đoàn ĐBQH các tỉnh: Sơn La, Tây Ninh và thành phố Đà Nẵng.
Bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, người lao động là một trong những đối tượng được hưởng gói trợ cấp an sinh xã hội trên 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ. Căn cứ vào hướng dẫn, quy định cụ thể của Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định số 15) và hướng dẫn chi tiết của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương, thận trọng trong công tác rà soát, lập danh sách các đối tượng là người lao động thuộc diện được hưởng trợ cấp theo đúng quy định.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu, nguồn cung nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ sản phẩm… bị giảm mạnh. Với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sự vào cuộc trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, BHXH tỉnh Ninh Bình đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp, giúp các doanh nghiệp, người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là hình thức bảo hiểm mới với nhiều ưu việt, giúp những đối tượng lao động tự do, người dân khu vực nông thôn... khi tham gia sẽ giảm bớt khó khăn, rủi ro khi về già. Đồng thời chính sách này cũng thể hiện sự tích cực, chủ động của người lao động về vấn đề tự an sinh cho chính bản thân mình, góp phần chia sẻ cộng đồng và phát triển xã hội.
Thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp đã vào cuộc tích cực nhằm cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn trong lao động cho người lao động. Nhờ đó, việc giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh ta vẫn còn xảy ra những vụ tai nạn lao động dẫn đến chết người. Thực tế này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) phải tiếp tục được quan tâm thực hiện quyết liệt hơn nữa.
Ngày 20/5, Trung đoàn 855 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình) tổ chức bàn giao 81 công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước, hoàn thành thời gian cách ly tập trung 14 ngày tại đơn vị trở về địa phương. Đây là những công dân được tiếp nhận đợt 3 tại đơn vị và tại tỉnh Ninh Bình, đều là học sinh, sinh viên, người lao động sinh sống và làm việc tại Pháp.
Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã chủ động thực hiện các giải pháp phát triển trở lại, nhanh chóng phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo nguồn thu và tạo việc làm cho người lao động, song song với công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo sự yên tâm, an toàn cho người lao động.
Nhằm kịp thời động viên, chia sẻ với đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, chiều 16/5, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với LĐLĐ huyện Nho Quan, thành phố Tam Điệp tổ chức trao tặng quà cho đoàn viên, người lao động tại Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Regis, xã Văn Phong (Nho Quan) và Công ty TNHH may Phoenix, xã Quang Sơn (Tam Điệp).
Du lịch là một trong những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này phải đóng cửa, người lao động làm việc cầm chừng, tạm thời nghỉ việc hoặc thôi việc. Tình trạng này không chỉ khó khăn cho doanh nghiệp mà đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động, nhất là lao động thời vụ trong lĩnh vực này.
Tháng Công nhân năm 2020 diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt. Dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp sản xuất khiến đời sống công nhân lao động gặp khó khăn. Đồng hành, chia sẻ với đoàn viên, người lao động, các cấp công đoàn huyện Nho Quan đã triển khai các biện pháp để chăm lo đời sống giúp đoàn viên, người lao động yên tâm làm việc.
Đến nay, trên 100 nghìn đối tượng là người có công, hộ nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh ta đã được nhận tiền hỗ trợ từ gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ. Ngay sau khi hoàn thành đợt chi trả cho nhóm đối tượng đầu tiên, các cấp, các ngành và các địa phương trên toàn tỉnh tiếp tục bắt tay vào rà soát đối tượng là người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, phấn đấu, việc thực hiện hỗ trợ cho nhóm đối tượng này sẽ hoàn thành trong tháng 5.
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP (gọi tắt là Nghị quyết 42) của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh đã chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết và sẵn sàng giải ngân cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 công đoàn cơ sở (CĐCS) với hàng chục nghìn đoàn viên. Với những hoạt động chăm lo thiết thực cho người lao động, nhiều CĐCS đã và đang thể hiện được vai trò là nơi gần nhất và hiểu rõ nhất tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; đồng thời cũng là nơi trực tiếp triển khai nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, thực hiện một cách cụ thể nhất các quy định của pháp luật đối với CNVCLĐ.
Dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tác động xấu đến đời sống của hàng nghìn công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những người ngoại tỉnh, phải đi thuê trọ. Nhằm đồng hành, chia sẻ khó khăn cùng người lao động trong giai đoạn này, nhiều chủ nhà trọ đã chủ động miễn, giảm tiền thuê trọ cho công nhân.
Bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, người lao động là một trong những đối tượng được hưởng gói trợ cấp an sinh xã hội trên 62 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ. Căn cứ vào hướng dẫn, quy định cụ thể tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Gọi tắt là Quyết định số 15) và hướng dẫn chi tiết của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, huyện Hoa Lư đang hết sức khẩn trương, đồng loạt ra quân rà soát, lập danh sách các đối tượng là người lao động thuộc diện được hưởng trợ cấp theo đúng quy định.
Những năm qua, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều giải pháp hiệu quả đã được thực hiện kịp thời, qua đó ngăn ngừa các nguy cơ gây tai nạn lao động, tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
Trong thời điểm người lao động đang phải tìm cách thích nghi với những biến động về việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh đã kịp thời huy động và trích kinh phí hỗ trợ đột xuất cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động khó khăn. Phần quà gồm nhu yếu phẩm như: gạo, dầu ăn, nước mắm… đã động viên, khích lệ và giúp nhiều lao động vững tâm trong giai đoạn này.
5 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các cấp, các ngành, đoàn thể trong tỉnh, Đảng bộ Sở Nông nghiệp & PTNT và cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành đã đoàn kết, thống nhất, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.
Sáng 7/5, LĐLĐ huyện Gia Viễn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện tổ chức hội nghị hướng dẫn các văn bản pháp luật có liên quan đến người lao động trong doanh nghiệp. Tham dự hội nghị có các Chủ tịch Công đoàn cơ sở, kế toán, phụ trách nhân sự của 12 doanh nghiệp trên địa bàn.
Không được sử dụng phương tiện vi phạm tham gia giao thông trong thời gian được giao bảo quản; điều kiện cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tối đa hóa thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2020.
Sáng 5/5, UBND thành phố Ninh Bình phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn cho vay đối với người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc cho người lao động bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19 theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thực tế cho thấy, quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động luôn tiềm ẩn bất đồng trong việc bảo vệ lợi ích mỗi bên. Tuy nhiên, tại tỉnh ta, điều đáng mừng là những mâu thuẫn đó cơ bản đều được giải quyết thông qua những cuộc đối thoại mà ở đó vai trò của tổ chức công đoàn được thể hiện rất rõ. Đặc biệt, các cấp công đoàn cũng đang nỗ lực "đi tắt đón đầu" bằng việc gặp gỡ, trao đổi với chủ doanh nghiệp, người lao động ngay khi có vướng mắc nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tranh chấp, góp phần tạo dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp, nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay.