Có 52 kết quả được tìm thấy
Di sản thế giới Tràng An, một vùng đất huyền thoại của Ninh Bình. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, Tràng An còn lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử độc đáo với tổng giá trị ước tính khoảng 213 tỷ USD.
Chiều 27/12, Sở Du lịch tổ chức trao giải 3 cuộc thi: Báo chí viết về đề tài bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An gắn với phát triển du lịch bền vững; Thiết kế mẫu quà tặng đặc thù của tỉnh gắn với các giá trị di sản và giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích trong khu di sản; Ảnh đẹp trong Tuần Du lịch Ninh Bình.
Sáng 10/12, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoa Lư tổ chức chuyên đề “Bé với di sản Tràng An”.
Quy hoạch tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã định hướng chiến lược cho nhiều giai đoạn phát triển sau này của tỉnh Ninh Bình là trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ bao chứa cả Thành phố di sản và Thành phố sáng tạo, tựa vào Quần thể danh thắng Tràng An về kinh tế và du lịch di sản. Vì thế, Ninh Bình mong muốn xây dựng phát triển ngành công nghiệp văn hóa thể hiện giá trị di sản một cách đầy đủ, chân xác và khoa học nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả, bền vững Di sản Tràng An.
Ninh Bình là nơi duy nhất trong cả nước và khu vực Đông Nam Á sở hữu Di sản “kép”, được tổ chức UNESCO ghi danh Di sản Văn hoá và Thiên nhiên thế giới, đó là Quần thể Danh thắng Tràng An. Tràng An được tạo lập bởi 3 yếu tố địa chất-địa mạo, thẩm mỹ và văn hóa. Trên cơ sở của những lợi thế mang tính đặc thù, nổi trội của Di sản Tràng An sẽ là động lực to lớn để Ninh Bình xây dựng công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Quần thể danh thắng Tràng An có tổng diện tích khoảng 12.000 ha, thuộc địa bàn 20 xã, phường, nơi đây có những giá trị độc đáo, nổi bật toàn cầu về thiên nhiên và văn hóa. Tràng An đang được nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với xây dựng thành phố Hoa Lư tương lai.
Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị nhanh chóng. Nhưng tích tụ đủ nội hàm phát triển của một đô thị di sản thiên niên kỷ thì chỉ duy nhất Ninh Bình có thể sở hữu. Nhưng làm sao khai thác được các giá trị di sản để phát triển kinh tế? Đây cũng là mong muốn, trăn trở của tỉnh Ninh Bình - tìm kiếm giải pháp biến di sản thành tài sản.
Nếu ví Di sản Tràng An như "trái tim" của Đô thị di sản thiên niên kỷ thì các xã trong vùng lõi chính là "hạt nhân" để hiện thực hóa mục tiêu này. Nhận thức được vai trò quan trọng của mình, các địa phương đang nỗ lực xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh nhằm kiến tạo Đô thị di sản trong tương lai.
Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, nơi kết hợp tinh hoa của thiên nhiên và văn hóa trên toàn cầu. Trong những dãy núi đá vôi, Tràng An tựa như một bức tranh tuyệt vời với hệ thống hang động, thung lũng, rừng nhiệt đới và các công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo. Nơi này còn lưu giữ dấu tích của người tiền sử và những nền văn hóa phong phú, giao thoa giữa quá khứ và hiện tại. Với sự hòa quyện độc đáo đó, Tràng An là điểm đến của những người muốn khám phá và trải nghiệm.
Sau phiên khai mạc, Hội thảo"Phát huy vai trò, giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An trong xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ và kết nối các thành phố di sản thế giới tiếp tục với Phiên tổng thể "Kết nối Đô thị di sản Tràng An với các thành phố di sản UNESCO".
Với chủ đề "Về miền di sản Tràng An", sáng 26/4 (ngày 18/3 âm lịch), Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, Ban Quản lý Danh thắng Tràng An tổ chức Lễ hội Tràng An năm 2024 tại Khu du lịch sinh thái Tràng An.
Huyện Hoa Lư có 11 xã, thị trấn, trong đó có 5 xã thuộc vùng lõi Quần thể Danh thắng Tràng An, gồm: Ninh Xuân, Ninh Hải, Trường Yên, Ninh Hòa và Ninh Thắng. Để bảo vệ Di sản theo khuyến nghị của UNESCO, huyện Hoa Lư đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao nhận thức của người dân, gắn bảo tồn với phát triển du lịch, tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Theo kế hoạch, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh sẽ tổ chức Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) vào ngày 24/4. Các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.
Sáng 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc Lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024". Dự tổng duyệt có các đồng chí lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch; huyện Hoa Lư...
Ninh Bình là vùng đất địa linh nhân kiệt, với truyền thống văn hóa trải dài hàng nghìn năm. Đặc biệt, nơi đây là địa phương duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An. Đây là nguồn lực quan trọng để tỉnh khai thác phát triển công nghiệp văn hóa bền vững, hiệu quả trong thời gian tới.
Theo thống kê sơ bộ, trong vùng lõi Di sản Tràng An còn gần 100 nếp nhà cổ, có kiến trúc truyền thống tiêu biểu, được xây dựng trước năm 1945 và phân bố chủ yếu trên địa bàn 2 xã Trường Yên và Ninh Xuân (Hoa Lư), hiện được bảo tồn tương đối tốt. Có một số nếp nhà, khi được trao truyền qua vài thế hệ, trở thành không gian thờ tự và đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Việc bảo tồn những nếp nhà truyền thống là tiền đề cho mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững có tính đương đại mà vẫn giữ được bản sắc của vùng đất Cố đô.
Sáng 1/6, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An phối hợp với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ tại các địa điểm là chùa Hạ Trạo và chùa Khả Lương liên quan đến thời Trần trong phạm vi Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An.
Trong thời gian diễn ra Tuần Du lịch Ninh Bình 2023 (27/5-4/6), tại đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) tổ chức trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần. Hoạt động này góp phần cung cấp cho nhân dân, du khách những hiểu biết cơ bản về lịch sử văn hóa nhà Trần trong Di sản Tràng An.