Có 7 kết quả được tìm thấy
Yên Khánh là huyện duy nhất trong tỉnh không có biển, không có rừng, không có núi. Tuy nhiên, địa phương này lại "ghi điểm" với cảnh quan thiên nhiên trù phú, tươi đẹp, thanh bình và giá trị văn hóa truyền thống độc đáo. Đây chính là lợi thế để Yên Khánh khai thác tiềm năng du lịch nông thôn, du lịch văn hóa gắn với du lịch tâm linh trong những năm tới.
Dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đứng trước khó khăn do nguy cơ thiếu nguyên liệu và thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số doanh nghiệp trong tỉnh đã nhìn thấy cơ hội và hướng đi để tái cơ cấu lại doanh nghiệp, phát triển phù hợp với thị trường nội địa.
Trong quá trình tìm hướng phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân cũng như tạo bước đà cho việc xây dựng nông thôn mới, xã Xuân Thiện (Kim Sơn) đã vận động nhân dân trồng thêm giống cây dược liệu trạch tả. Kết quả cho thấy, đây là giống cây trồng cho giá trị kinh tế cao, được ví "như vụ lúa thứ 3" trong năm của người nông dân.
Hiện nay, khu vực kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là các HTX nông nghiệp của thành phố Ninh Bình đang gặp nhiều khó khăn do hết đất sản xuất trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Đây là vấn đề cần có biện pháp tháo gỡ để KTTT phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng.
Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, sản xuất nấm ở tỉnh ta hiện nay phần lớn vẫn ở quy mô hộ gia đình nên chưa đạt được sự chuyên nghiệp, cũng chưa xây dựng được thương hiệu. Điều này không chỉ làm lãng phí tiềm năng mà còn khiến nghề nấm phát triển thiếu bền vững.
Sau khi xuất ngũ trở về quê hương, trước hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông Trần Văn Phình, xóm 15, Đồng Hướng (Kim Sơn) đã suy nghĩ nhiều giải pháp để tìm hướng phát triển kinh tế gia đình.