Tết Nguyên Tiêu-Ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt
(Theo TTXVN)- Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là ngày chính rằm rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.
Có 5 kết quả được tìm thấy
(Theo TTXVN)- Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là ngày chính rằm rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam.
Lễ Vu lan là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt, là dịp để nhắc nhở các thế hệ con cháu tìm về cội nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những thế hệ người đi trước, mang giá trị nhân văn, đạo lý "uống nước nhớ nguồn" ngàn đời của dân tộc ta. Khác với lễ Vu lan những năm không có dịch COVID-19, năm nay nhu cầu mua sắm, chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng trong năm đã có nhiều thay đổi và giảm đáng kể.
Từ bao đời nay, trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, lễ hội có vị trí quan trọng, là dịp để người dân thụ hưởng không gian văn hóa linh thiêng, được thực hành các nghi lễ thờ cúng, thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh của mỗi người.
Đi lễ chùa, lễ hội là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Vào mồng một, ngày rằm hàng tháng và những dịp lễ, Tết đầu xuân có rất nhiều người đi chùa lễ Phật và đi dự các lễ hội. Bên cạnh những người đi lễ chùa, lễ hội giữ được nét văn hóa thanh lịch cũng còn không ít người làm những điều trái giáo lý nhà Phật, làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất mỹ quan hay giảm giá trị văn hóa đích thực khi đi lễ chùa, lễ hội.
Hát văn hay còn được gọi là hát chầu văn, là một sinh hoạt văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh của người Việt cổ. Hát Chầu văn là hình thức lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng tín ngưỡng Tứ phủ, một tín ngưỡng dân gian có xuất xứ từ đồng bằng Bắc Bộ. Sự độc đáo của hát văn, hát chầu văn không chỉ thể hiện ở sự trầm bổng, nhấn nhá của lối hát, ở sự ứng diễn linh hoạt có sức cuốn hút người nghe mà còn thể hiện ở tay đàn, nhịp phách ăn nhập một cách hài hòa và tinh tế để vừa đàn vừa hát là cả một quá trình điêu luyện, công phu của các nghệ nhân bằng cả tâm huyết và bề dày năm tháng. ở Ninh Bình, có một người được ví như người "giữ lửa" cho chầu văn trên mảnh đất Cố đô - Đó là Nguyễn Phú Viễn, chủ nhiệm Câu lạc bộ diễn xướng chầu văn Thiên Phú (Thành phố Tam Điệp). Nói về anh như thế không ngoa bởi anh là một trong những người Ninh Bình đưa chầu văn ra sân khấu chuyên nghiệp và nằm trong số ít nghệ sĩ vừa biết đàn, hát, gõ, nắm được đầy đủ niêm luật, tinh túy và lề lối của các bậc nghệ nhân Hát văn xưa.