Việc làm đầu tiên xã xác định là phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các hương ước, quy ước của xã, của thôn đã đề ra. §ång thêi chỉ đạo cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế như: mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, đưa cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao vào áp dụng tại gia đình, sau đó vận động người thân, bà con làm theo. Trong những năm gần đây, người dân xã vùng cao Phú Long đã mạnh dạn đưa giống dứa lai cayen vào trồng thay cho giống dứa thường đã cho hiệu quả cao, bình quân một ha cho thu trên 25 triệu đồng, cao hơn so với trồng dứa thường 10 triệu đồng/ha. Từ kết quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần tăng thu nhập chung cho nhân dân đời sống kinh tế đi lên, người dân xã Phú Long đã từng bước quan tâm đến việc học tập của con em, tích cực tham gia đóng góp tiền của, ngày công lao động xây dựng các trường học khang trang, nhiều tuyến đường liên thôn đã được xây dựng, tạo thuận tiện cho việc đi lại. Đến nay 100% các hộ dân của Phú Long đã có điện thắp sáng. Trong thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", người dân Phú Long, đặc biệt là người dân tộc Mường đã xóa bỏ các thủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang. Qua bình xét đến cuối năm 2008, toàn xã có trên 82% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 3 làng đạt danh hiệu làng văn hóa cấp tỉnh; 4/5 cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, nhiều hộ đã xây dựng nhà cao tầng kiên cố, số hộ nghèo đã giảm xuống còn 17% , giảm 4% so với năm 2007.
Trao đổi với đồng chí Bùi Công Sự, phó chủ tịch UBND xã chúng tôi được biết: Những năm 2000 trở về trước, nông dân Phú Long chỉ sản xuất được 1 vụ/năm. Thiếu đói, người dân đã phải chặt phá rừng làm nương rẫy để tự túc lương thực, nhiều trẻ em trong độ tuổi tới trường phải nghỉ học để đi làm, tình trạng chộm cắp tài sản, cờ bạc... xảy ra thường xuyên. Từ khi phát động phong trào thi đua phát triển kinh tế gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kế xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư từ năm 2001 đến nay, Phú Long có nhiều đổi thay, rừng ở Phú Long được giao tới từng hộ quản lý theo dự án 327. Rừng được khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ, được trồng một cách khoa học và khai thác có kế hoạch, hợp lý. Các hộ đã tập trung trồng cây lấy gỗ: Bạch đàn, keo tai tượng..., phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Bên cạnh việc trồng rừng, bà con đã xen canh, gối vụ trồng cây lương thực. 5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm Phú Long thu hàng trăm tấn sắn cao sản, dứa, mía và nhiều nông sản khác. Hiện đàn trâu, bò đã lên tới gần 3500 con, nhiều con đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Hươu, dê, nhím, thỏ... cũng được các hộ đưa vào nuôi thả.
Với đặc thù là xã có tỷ lệ người dân tộc mường chiếm trên 43%, điều kiện đi lại khám chữa bệnh cho nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là để làm tốt công tác khám chữa bệnh BHYT cho bà con dân tộc thiểu số theo chế độ ưu đãi của Nhà Nước....Từ năm 2006, Phú Long đã chỉ đạo trạm y tế chú trọng tới công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã, Trạm y tế xã đã được đầu tư xây dựng khang trang, trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của ngành y. Điển hình trong thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở khu dân cư" ở Phú Long là đã giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 từ 15% năm 2006 đến nay giảm xuống còn 8 %, thôn 1, thôn 3 và thôn 5, 5 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên. Trong công tác DSKHHGĐ Phú Long đã chỉ đạo Ban chuyên trách dân số phối hợp với trạm y tế xã tổ chức 1 năm 2 đợt mở chiến dịch truyền thông lồng ghéo dịch vụ KHHGĐ, tuyên truyền trên đài truyền thanh xã về pháp lệnh dân số, vận động chị em trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại,,, nhằm hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên.
Quá trình thực hiện cuộc vận động trong những năm qua đã góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương.
Bảo Yến