Đó là: chuyển đổi hình thức từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm; gộp hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trung học và đại học thành một lần thi duy nhất: kỳ thi THPT quốc gia.
Theo đó, thí sinh được chọn 50% môn thi; kết quả thi được bảo lưu sang năm sau để xét tuyển vào ÐH, CÐ và trung cấp. Nếu được Chính phủ thông qua, khoảng tháng chín tới, Bộ GD-ÐT sẽ công bố chi tiết việc tổ chức một kỳ thi quốc gia THPT vào năm 2009.
Dự kiến từ kỳ thi tới, tổ chức thi 8 môn gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Ðịa lý. Số môn thí sinh phải thi để được công nhận tốt nghiệp THPT: 6 môn, gồm 3 môn bắt buộc đối với thí sinh (ngữ văn, toán và ngoại ngữ), 2 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại của kỳ thi, một môn bắt buộc do Bộ Giáo dục Ðào tạo quy định từng năm. Một năm trước kỳ thi, trường ÐH, CÐ, TCCN quy định các môn phải thi trong số tám môn của kỳ thi, môn được nhân hệ số và môn năng khiếu (nếu có), theo yêu cầu tuyển vào từng ngành đào tạo.Ðể xét tuyển vào ÐH, CÐ và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), Bộ GD-ÐT quy định khung tiêu chí tuyển sinh gồm: số môn thi văn hóa, môn thi năng khiếu, các tiêu chí khác về kết quả học tập ở cấp THPT...
Ðối với thí sinh tốt nghiệp trong kỳ thi quốc gia sẽ được cấp bằng tốt nghiệp THPT; nếu không trúng tuyển tốt nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ công nhận đã hoàn thành 12 năm học phổ thông. Chứng chỉ đó có thể dùng tham gia xét tuyển các khóa đào tạo nghề hoặc năm sau đăng ký thi lại để lấy bằng. Nếu đối tượng này không trúng tuyển ÐH, CÐ năm tốt nghiệp thì có thể dùng kết quả thi đó để tham gia xét tuyển vào ÐH, CÐ trong 2 năm tiếp theo. Với hệ TC là 5 năm...
Trường Ðại học, Cao đẳng và Trung cấp dựa vào khung tiêu chí đề ra các yêu cầu cần tuyển sinh vào mỗi ngành đào tạo theo 3 trường hợp sau: Ðối với các ngành thi nói chung thí sinh phải thi ba môn văn hóa đối với Ðại học, Cao đẳng; hai môn văn hóa đối với Trung cấp (trong đó có ít nhất một trong các môn: Toán, Ngữ văn hoặc ngoại ngữ) trong số các môn của kỳ thi. Môn thi có thể được nhân hệ số hoặc quy định điểm tối thiểu đối với các môn cần thiết nhất. Ðối với các ngành năng khiếu thí sinh phải thi hai môn văn hóa đối với Ðại học, Cao đẳng; một môn văn hóa đối với Trung cấp (trong đó có ít nhất một trong các môn: Toán, Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) và môn năng khiếu do trường ra đề. Môn thi có thể được nhân hệ số hoặc quy định điểm tối thiểu đối với môn cần thiết. Ðối với những ngành có yêu cầu đặc biệt như: Sư phạm ngoại ngữ, báo chí, đối ngoại, chương trình đào tạo tiên tiến... do trường đề xuất và được Bộ Giáo dục - Ðào tạo chấp thuận. Sau khi có kết quả ở kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia, trường chọn số thí sinh được sơ tuyển theo thứ tự tổng điểm của các môn văn hóa xét tuyển sinh từ cao xuống thấp; số thí sinh sơ tuyển tối đa bằng 1,5 lần số chỉ tiêu tuyển của từng ngành, phải dự thi tại trường Ðại học, Cao đẳng, Trung cấp bài thi tự luận hoặc vấn đáp hoặc thực hành... của một môn thi do trường quy định và ra đề.
TS.Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục và Ðào tạo cho biết: Hầu hết các nước trên thế giới đã nghiên cứu, thử nghiệm chỉ tổ chức một kỳ thi bởi kỳ thi "2 trong 1" này vừa giảm được tốn kém, vừa tạo sự bình đẳng và tiện ích đối với thí sinh các địa phương nhất là thí sinh các vùng xa xôi...
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn băn khoăn, liệu kết quả của một kỳ thi có đủ để vừa bảo đảm tiêu chí công nhận trình độ phổ thông, vừa bảo đảm là công cụ để tuyển nguồn nhân lực theo yêu cầu đào tạo ở trình độ cao? Một năm, liệu thời gian có đủ để tiến hành một loạt những cái mới để có được một kỳ thi quy mô lớn như thế? Bên cạnh sự đồng tình ủng hộ, vẫn có nhiều ý kiến "bàn ngang" bởi những vật cản khi chưa tiến hành đã nhìn thấy. Nhưng nếu có sự quyết tâm đổi mới trong toàn ngành giáo dục, mọi khó khăn sẽ được đẩy lùi để thiết kế được những kỳ thi đúng nghĩa.
Theo Nhandan