5 con cầy vằn chết ở VQG. CP đều do nhiễm tuyp A H5N1.
Đề tài Thạc sỹ của bà Leanne Clark (quốc tịch Austraylia) - là bác sỹ thú y đang làm tình nguyện viên của Chương trình Bảo tồn thú ăn thịt nhỏ của Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn, động-thực vật hoang dã thuộc VQG CP muốn xác định rõ nguyên nhân chết cá thể cầy vằn. Ngày 14/2, do nghi những cái chết đó là do động vật ăn phải thức ăn có nhiễm thuốc sâu, bà Leanne và ông Trần Quang Phương cộng sự tiến hành lấy và mang mẫu của những cá thể chết đến Bệnh viện Bạch Mai và nhận được kết quả âm tính. Đến 22/2 (8 ngày sau), hai người lại lấy mẫu bệnh phẩm, gửi vào Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và đến ngày 27/2, VQG CP nhận được kết quả dương tính, trùng với kết quả Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương. |
Bà Leanne Clark - bác sỹ thú y chăm sóc Cầy vằn buổi đêm. |
Còn nguyên nhân chết của Cầy vòi mốc, chim chào mào, Voọc ngũ sắc hay Culi, Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương cho kết quả âm tính.
Anh Đỗ Văn Lập, Trưởng Phòng Kế hoạch hợp tác quốc tế VQG CP cho biết: Đây không phải lần đầu tiên, động vật Vườn bị nhiễm cúm Virus H5N1. Khoảng tháng 6/ 2005, tại đây đã có ít nhất 3 cầy vằn chết (khi đó, kết quả xét nghiệm tại Hồng Kông). Thời điểm đó, nguyên nhân được coi là khó hiểu, vì số động vật chết được nuôi nhốt cùng chuồng với 20 con khác hoàn toàn khỏe mạnh. Hơn nữa, các chuồng rất sát nhau và thức ăn của cầy vằn là thịt lợn, sâu và hoa quả, chứ không phải ăn thịt gà.
Đâu là nguyên nhân ?
Trao đổi với cán bộ lãnh đạo VQG CP và với Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn, động-thực vật hoang dã tại đây: "Đến nay, chưa xác định chính xác nguyên nhân lây nhiễm virus H5N1 ở cầy vằn". Theo bà Leanne Clark và ông Phương thì không chỉ ở Cúc Phương mà năm 2003, hổ tại Thái Lan, và năm 2004 mèo ở Đức cũng chết vì H5N1. Trung tâm đang tiến hành tìm rõ nguyên nhân. Đã gửi mẫu đất tại chuồng, nguồn nước… để xác định rõ nguyên nhân.
Theo ông Phương, nguồn thức ăn của Cầy vằn là giun và thịt bò sống được lấy ở ngoài. Chuồng được là bằng lưới B40, mắt thưa nên chim hoang dã, chuột …và một số loài trung gian có thể là tác nhân lây bệnh. Trước mắt, tiến hành phun thuốc sát trùng virkon S, rắc vôi bột. Những người ra vào, phải được đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Trung tâm, han chế vào gần khu chuồng trại có dịch. Tiếp tục theo dõi chăm sóc những con cầy vằn đang sống (7 cá thể), trong đó có 2 con đang mang thai. Nấu chín thức ăn cho cầy vằn.
Vườn vẫn mở cửa.
Du khách làm thủ tục vào thăm Vườn QG Cúc Phương. | Khi chúng tôi đến, Vườn vẫn mở cửa. Du khách tấp nập. Tại phòng lễ tân, anh Hoàng Xuân Thủy nhân viên cho biết: Khá nhiều cuộc điện thoại của du khách từ nhiều nơi gửi đến. Và tất nhiên, Ban du lịch đều trả lời "Đúng, có cầy vằn chết vì H5N1, nhưng khu này nằm cách xa, biệt lập với khu thăm quan của du khách". Anh Thủy cho biết thêm: "cá thể động vật cuối cùng chết vì H5N1 từ 18/2, đến nay đã quá 21 ngày không chết thêm còn vật nào".. |
Ông Nguyễn Tân Cương, Trưởng ban du lịch VQG CP, cho biết: "từ khi có thông tin về Cầy vằn và một số động vật chết, số lượng khách chững lại. Đã có một số tua điện thoại, fax, gửi thư hoãn, giãn lịch trình…Tuy nhiên, trong tháng 2, lượng khách vẫn đạt trên 7600 lượt, trong đó khách quốc tế gần 800, đó là con số khá tốt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có biến động"
Trung tâm cũng đề nghị Ban quản lý du lịch phối hợp chặt chẽ để cùng giám sát diễn biến dịch cả trong và ngoài vườn, nhất là khi có chim, thú chết, lấy ngay mẫu gửi đi xét nghiệm. Đặc biệt, lấy mẫu xét nghiệm H5N1 và theo dõi chặt chẽ 7 cá thể cầy vằn còn sống.
Minh Đường