Tại Hội nghị cán bộ phụ nữ miền núi (ngày 19-3-1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn: Pháp luật của Nhà nước ta đã quy định đàn bà cũng có mọi quyền lợi như đàn ông.Để thực hiệnthật sự bình quyền,phụ nữ phải ra sức phấn đấu. Định hướng phấn đấu, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những việc làm cụ thể cho các chị em:"Phụ nữ cũng làngười chủ nước nhà.Để xứng đáng là người chủ thì chị em phải ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Tổ chức và phát triển hợp tác xã cho tốt. Làm cho gia đình ngày càng no ấm, làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.Phụ nữ cần phải xung phong trong việc xây dựngđời sống mới... Chị em phải cố gắnghọc tập. Học văn hóa, học chính trị, học nghề nghiệp. Nếu không học thì không tiến bộ. Có quyết tâm thì nhất định học được..."
Khi sửa Di chúc năm 1968, Bác dành riêng một đoạn để nói về phụ nữ: "Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụtrách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo.Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ"…
Thực hiện lời dạy và Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 40 năm qua, phụ nữ Ninh Bình đã nỗ lực cố gắng, không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực, tham gia và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương Hội phát động, được Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành ghi nhận bằng nhiều phần thưởng vinh dự, cao quý.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trước yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, Trung ương Hội phát động phong trào phụ nữ "Ba đảm đang", tỉnh Ninh Bình đã có 112.424 chị em đăng ký hưởng ứng phong trào; có trên 2.000 nữ thanh niên xung phong lên đường nhập ngũ đi chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Phụ nữ ở hậu phương vừa đảm đang sản xuất, công tác, nuôi dạy con, vừa tích cực tham gia dân quân tự vệ và trực tiếp chiến đấu đánh trả máy bay địch, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, giúp đỡ bộ đội. Thời gian này, số tổ "Hội mẹ chiến sỹ" tăng lên 498 tổ, gồm 13.700 hội viên. Toàn tỉnh có 500 tổ "vợ bộ đội" với hơn 13.000 chị tham gia, trong đó 4.360 chị có chồng đi chiến đấu ở chiến trường B, C. Trong 10 năm (1965-1975), toàn tỉnh có 40.000 phụ nữ đạt Huy hiệu "Ba đảm đang".
Thời kỳ tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, thực hiện phong trào "Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", Hội LHPN tỉnh đã vận động phụ nữ thực hiện tốt các phong trào, cuộc vận động do T.Ư Hội phát động cuộc vận động Phụ nữ Ninh Bình cầm cày, cầm liềm, cầm búa, đứng máy, làm cán bộ lãnh đạo, quản lý thay thế nam giới lên đường đánh giặc và trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giải quyết hậu quả chiến tranh, đảm đang công việc gia đình, chắt chiu từng hạt gạo, lạng thịt gửi ra tiền tuyến. Chị em góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH.
Đặc biệt từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các cấp Hội đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, cuộc vận động thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, các cuộc vận động và các phong trào thi đua: "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học"; "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"; thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" do T.Ư Hội phát động, phong trào thi đua "Dân vận khéo" và các phong trào thi đua do địa phương phát động... Các hoạt động hướng mạnh về cơ sở, quan tâm chăm lo lợi ích thiết thực của hội viên, phụ nữ.
Trong đó, phong trào thi đua "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc" được hội viên phụ nữ nhiệt tình hưởng ứng. Số hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện và đạt tiêu chuẩn năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009, có 133.139 hội viên, phụ nữ đạt tiêu chuẩn của phong trào. Năm 2014 có 150.900 hội viên, phụ nữ đăng ký thực hiện. Đặc biệt, cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã đi vào cuộc sống của phụ nữ. Trong đó, việc thực hành tiết kiệm theo gương Bác Hồ trở thành phong trào, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp phụ nữ với những cách làm sáng tạo, có hiệu quả như: Tận dụng đất trồng cây đông, tận dụng rơm, rạ sản xuất nấm, nuôi lợn nhựa và ống tre tiết kiệm... Hội viên, phụ nữ toàn tỉnh có 117.598 lợn nhựa, ống tiết kiệm, đã tiết kiệm được trên 14,5 tỷ đồng vì mục đích khuyến học, khuyến tài và giúp phụ nữ nghèo. Đặc biệt, trước vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam, hội viên phụ nữ trong tỉnh đã kịch liệt phản đối và thể hiện lòng yêu nước bằng việc sôi nổi ủng hộ Quỹ "Chung sức vì biển đảo quê hương", phụ nữ toàn tỉnh đã đóng góp, ủng hộ được gần 1 tỷ đồng
Thực hiện Đề án 02, Đề án 06 của Thường trực HĐND tỉnh và hưởng ứng Cuộc vận động xây dựng "Mái ấm tình thương" do T.Ư Hội phát động, đợt thi đua thực hành tiết kiệm lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các ngày lễ lớn năm 2014, phong trào thi đua "Dân vận khéo"..., từ năm 2007 đến nay, cán bộ, hội viên phụ nữ toàn tỉnh đã ủng hộ hơn 5,9 tỷ đồng để xây dựng mới, sửa chữa 209 ngôi nhà cho phụ nữ nghèo. Các cấp Hội cũng vận động trên 80% số hội viên tham gia tiết kiệm với số tiền 45,7 tỷ đồng, trao tặng 327 suất học bổng, trên 10.000 cuốn vở học sinh, 22 xe đạp, 1.987 thẻ bảo hiểm toàn diện cho phụ nữ và học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá 6,3 tỷ đồng…
Các cấp Hội đã đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động phụ nữ xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch", góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh với 8 tiêu chí cụ thể, toàn diện, thiết thực. Hội Phụ nữ cơ sở vận động phụ nữ tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, trồng cây xanh, hoạt động của các tổ phụ nữ tự quản, thu gom rác thải, nhân rộng các mô hình CLB "Gia đình 5 không, 3 sạch". Hiện toàn tỉnh có 887 tổ phụ nữ thu gom rác thải, tổ tự quản vệ sinh môi trường; 429 "Đoạn sông, đoạn đường, đoạn phố phụ nữ tự quản"; 23 CLB "Phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường"... Đã hỗ trợ trên 10.000 gia đình xây dựng công trình vệ sinh, nước sạch. Hiện toàn tỉnh có 119.907/150.835 hộ gia đình hội viên đạt 8 tiêu chí, chiếm 79,5%.
Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, 100% cơ sở Hội và gần 80% số chi hội sản xuất nông nghiệp tổ chức chuyển giao KHKT, hướng dẫn phụ nữ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. 100% cơ sở Hội tổ chức cho phụ nữ vay vốn đầu tư sản xuất, tổng số dư nợ hiện nay là 1.084 tỷ đồng, cho 66.595 lượt người vay, trong đó có 22.325 lượt phụ nữ nghèo vay. Đồng thời, các cấp Hội tích cực tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, đặc biệt quan tâm đến đối tượng phụ nữ ở địa bàn có thu hồi đất nông nghiệp, vùng xa trung tâm. Từ năm 2012 đến tháng 6-2014, đã tổ chức 500 lớp dạy nghề đan cói, đan bèo, may công nghiệp, đính hạt cườm..., khám sức khỏe, tặng quà cho 18.936 phụ nữ nghèo, đơn thân, khuyết tật, khó khăn, hộ thu hồi đất. Từ năm 2006 - 2013, các cấp Hội đã giúp 3.467 hộ hội viên, phụ nữ thoát nghèo.
Các cấp Hội cũng coi trọng công tác xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Kịp thời kiện toàn tổ chức, cán bộ khi có biến động đảm bảo về số lượng và chất lượng. Đồng thời tăng cường công tác thu hút, tập hợp các tầng lớp phụ nữ tham gia tổ chức Hội và nâng cao chất lượng quản lý hội viên. Đến nay, tổng số hội viên toàn tỉnh là 156.754 người, chiếm 83,8%, tăng 3,15% so với năm 2011.
Có thể nói, thực hiện lời dạy và Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cấp Hội và hội viên, phụ nữ Ninh Bình đã nỗ lực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, xây dựng gia đình hạnh phúc, đặc biệt đẩy mạnh việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo các chuẩn mực "Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang", "Trung thành, vị tha, tận tụy, thủy chung".
Mỹ Hạnh