Có 899 kết quả được tìm thấy
Chỉ còn gần 1 tuần nữa sẽ diễn ra lễ khai mạc Festival Ninh Bình-Tràng An lần II, năm 2023 với chủ đề "Sắc màu di sản-Hội tụ và lan tỏa". Hiện nay, công tác chuẩn bị sân khấu thực cảnh cho lễ khai mạc đã cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho lễ khai mạc theo kế hoạch vào tối ngày 26/12.
Tiếp nối thành công của kỳ Festival Ninh Bình lần thứ I năm 2022, từ ngày 26-31/12/2023, tỉnh Ninh Bình tổ chức Festival Ninh Bình Tràng An lần thứ II với chủ đề "sắc màu di sản hội tụ và lan tỏa". Đây là sự kiện văn hóa-du lịch tầm quốc gia, cũng là thương hiệu lễ hội riêng của tỉnh Ninh Bình nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa và tôn vinh các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Với đặc thù và tiềm năng về thiên nhiên-văn hóa-lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Bình đề ra quyết tâm xây dựng Hoa Lư-Ninh Bình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ, nằm trong mục tiêu chung đưa tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương. Có thể nói, mục tiêu trên là phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Ninh Bình và xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.
Hội nghị được tổ chức để có đầy đủ luận cứ khoa học - thực tiễn cho xây dựng tiêu chí đô thị và phân loại đô thị đặc thù, phù hợp đặc trưng, hình thái, chức năng đô thị dựa trên nền tảng giá trị văn hóa và sinh thái của tỉnh Ninh Bình; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh nhằm phát huy giá trị nổi bật, riêng có về văn hóa - lịch sử của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, tài sản vô giá của Quốc gia và của tỉnh, tạo động lực, là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững hướng tới Đô thị Di sản thiên niên kỷ.
Điều hành thảo luận tại Hội nghị khoa học bàn về "Đô thị di sản thiên niên kỷ và hàm ý chính sách cho tỉnh Ninh Bình", đồng chí PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ những thông tin, hiểu biết, kinh nghiệm quốc tế về đô thị di sản. Đề xuất hướng đi để thoát khỏi mô hình đô thị hóa đơn nhất dạng nén đang gặp nhiều thách thức ở Việt Nam cũng như toàn thế giới hiện nay. Hy vọng Hội nghị mang lại nhiều thông tin thú vị, có giá trị thực tiễn, sâu sắc từ góc nhìn khoa học. Trên cơ sở đó, tỉnh phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thúc đẩy hoàn thiện thể chế chính sách về đô thị di sản nói chung và Đô thị di sản thiên niên kỷ Ninh Bình nói riêng.
Là vùng đất ken dày các di tích lịch sử và các danh thắng nổi tiếng, Ninh Bình xác định lấy văn hóa di sản làm nòng cốt, đặc trưng để xây dựng sản phẩm du lịch xanh, thân thiện, bền vững. Đây cũng chính là định hướng quan trọng đã và đang đưa du lịch Ninh Bình phục hồi, phát triển, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Văn Mạnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Du lịch về vấn đề này. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Ninh Bình là địa phương duy nhất ở Việt Nam và cũng là số ít trong khu vực sở hữu danh hiệu di sản kép "Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An" được UNESCO chính thức công nhận vào năm 2014. Đây là tài sản vô giá của quốc gia và của tỉnh, tạo động lực, là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Ninh Bình đang nỗ lực, quyết tâm để xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng "Đô thị di sản thiên niên kỷ".
Sáng 8/12, tại Nhà hát múa rối Thăng Long (Thành phố Hà Nội), Ban Tổ chức Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II, năm 2023 đã tổ chức họp báo về chương trình Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II, năm 2023 với chủ đề "Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia, cũng là thương hiệu lễ hội riêng của tỉnh Ninh Bình nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa và tôn vinh các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Sáng 6/12, HĐND tỉnh khóa XV khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 17 - kỳ họp thường lệ cuối năm theo luật định. Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có bài phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp. Báo Ninh Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn.
Với vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa đa dạng và hấp dẫn, Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là "Điểm đến Di sản hàng đầu Thế giới" của Giải thưởng Du lịch Thế giới (World Travel Awards) 2023.
Ninh Bình là vùng đất cổ, ẩn chứa kho tàng di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc và phong phú. Tỉnh ta đã xác định đây là tiềm năng lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền, quảng bá và đưa di sản, văn hóa đến gần với công chúng được quan tâm, triển khai thực hiện với nhiều hình thức, góp phần xây dựng và lan tỏa thương hiệu điểm đến của Ninh Bình.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có 3 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 78 di tích Quốc gia, 314 di tích cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là những nguồn lực quan trọng để nhận diện thương hiệu địa phương.
Khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của vùng dân tộc thiểu số không chỉ góp phần bảo vệ di sản văn hóa dân tộc mà còn tạo sức hút trong phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Với 4 cây cổ thụ vừa được công nhận là cây Di sản Việt Nam, một ngôi đình cổ ở huyện Nho Quan đang sở hữu số cây Di sản nhiều nhất Ninh Bình.
Chiều 23/11, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Gia Viễn tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Tối 17/11, tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh diễn ra lễ bế mạc Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống".
Trong khuôn khổ các hoạt động tại triển lãm "Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống", gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của các địa phương trên cả nước đã thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.
Tối 13/11, tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trong cả nước tổ chức khai mạc Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống".
"Đơn giản nhưng uyên sâu", "lối phối màu độc đáo" và " sáng tạo mang tính khai phá"… là đánh giá chung của các nhà chuyên môn khi thưởng thức bộ sưu tập 200 tác phẩm minh họa sách, báo và tranh sơn dầu của Văn Cao trong Triển lãm diễn ra sáng 8/11, tại Báo Nhân Dân.