Tiêm vắc - xin cúm gia cầm lần 2 đạt trên 95%
Theo Chi cục Thú y tỉnh, trong thời gian từ 27-11 đến 10-12-2008, các địa phương tỉnh Ninh Bình đã đồng loạt triển khai tiêm phòng vắc - xin cúm gia cầm lần 2 với tổng số gia cầm là 2.490.000 con.
Có 257 kết quả được tìm thấy
Theo Chi cục Thú y tỉnh, trong thời gian từ 27-11 đến 10-12-2008, các địa phương tỉnh Ninh Bình đã đồng loạt triển khai tiêm phòng vắc - xin cúm gia cầm lần 2 với tổng số gia cầm là 2.490.000 con.
Chỉ còn hơn hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Sửu, sức tiêu dùng của người dân dự báo sẽ tăng khoảng 30%, đặc biệt là nhu cầu về thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, tình hình dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng… tái phát và gần đây nhất là ảnh hưởng của lũ lụt khiến cho hoạt động chăn nuôi bị giảm sút. Vì vậy, nguồn cung cấp thịt lợn, gia cầm có khả năng bị thiếu và giá sẽ tăng trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị toàn thể Đối tác Phòng, chống cúm gia cầm và cúm ở người tổ chức ở Hà Nội ngày 8/10, điều phối viên Liên hợp Quốc tại Việt Nam John Hendra cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh này.
Hiện cả nước đã có 3 tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày, 14 tỉnh đang có dịch lợn tai xanh và 3 tỉnh có dịch lở mồm, long móng.
Viện vacxin và sinh phẩm y tế Nha Trang (IVAC) đã nghiên cứu và sản xuất thành công trong phòng thí nghiệm vacxin cúm A/H5N1 và đang đề nghị Bộ Y tế chuyển sang giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.
Ông Đoàn Huy Hậu, Chủ nhiệm Bộ môn Dịch tễ học Học viện Quân y, khẳng định bước đầu, đợt tiêm thử nghiệm lâm sàng vắcxin phòng cúm A H5N1 (do Việt Nam sản xuất) trên người, giai đoạn một, đã thành công.
Hiện nay, dịch cúm gia cầm vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, nguy cơ lây sang người là rất lớn. Vì vậy, người dân không thể lơ là, chủ quan và cần có các biện pháp chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.