Rạp chiếu phim Ninh Bình công chiếu miễn phí bộ phim “Đào, Phở và Piano”
Tối 6/2, tại Rạp chiếu phim Ninh Bình, Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức công chiếu miễn phí bộ phim nổi tiếng: “Đào, Phở và Piano”.
Có 9.407 kết quả được tìm thấy
Tối 6/2, tại Rạp chiếu phim Ninh Bình, Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức công chiếu miễn phí bộ phim nổi tiếng: “Đào, Phở và Piano”.
Mùa xuân với nhiều lễ hội truyền thống trải dài từ tháng Giêng đến tháng 3, tháng 4 âm lịch đã đưa Ninh Bình trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, là sự trở về của nhiều người con xa quê. Về với lễ hội đầu xuân, với nhiều người là sự trở về với nguồn cội…
Sáng 4/2, (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025.
Đã thành truyền thống, cứ vào các ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng, du khách thập phương lại nô nức về Nam Định trẩy hội chợ Viềng Xuân. Phiên chợ cầu may “năm có một phiên” được tổ chức tại các huyện: Vụ Bản, Nam Trực mang đậm sắc thái văn hóa độc đáo của nền văn minh nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ, hàm nghĩa “mua may, bán rủi” trở thành địa chỉ du Xuân hấp dẫn người dân trong dịp đầu năm mới.
Ngày 3/2, thông tin từ của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngành Du lịch tăng trưởng mạnh mẽ với khoảng 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 19% so với cùng kỳ 2024.
Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), Lễ hội chùa Hương 2025 chính thức được khai hội với chủ đề "Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt”.
Sáng 3/2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Tam Quan Nội, chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn) đã diễn ra lễ khai hội chùa Bái Đính, xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Ngàn năm Bái Đính vọng về”.
Trong bối cảnh phát triển mạnh các ngành công nghiệp văn hóa như hiện nay, nhiều loại hình văn hóa bản địa đã được phục dựng, gìn giữ và phát huy giá trị, trở thành điểm nhấn quan trọng trong các chương trình quảng bá, giới thiệu văn hóa, tạo sức hút riêng cho du lịch địa phương.
Mùa Xuân về, mang theo không khí tươi vui rộn ràng, cũng là lúc Hà Giang trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn đón Tết ở một vùng đất khác biệt, độc đáo. Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, hàng nghìn du khách từ khắp mọi miền Tổ quốc đã đổ về Hà Giang để tận hưởng không gian thanh bình, khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi non biên cương và tìm hiểu những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây.
Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Sau 5 năm triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các sản phẩm đặc trưng của tỉnh đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hương vị quê nhà, hơi thở lịch sử và sự tinh tế của bàn tay người thợ... hội tụ trong từng sản phẩm OCOP không chỉ giúp hấp dẫn, cuốn hút khách hàng mà còn là một kênh truyền thông cho văn hóa địa phương, mời gọi du khách về với miền đất Cố đô.
Ngày 1/2 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng), tại sân thể thao công cộng thành phố Hoa Lư, UBND thành phố Hoa Lư phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức các hoạt động văn hóa-thể thao Xuân Ất Tỵ 2025.
Ninh Bình được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử rất phong phú, là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Từ lâu, các nhiếp ảnh gia Ninh Bình đóng vai trò là những “sứ giả văn hóa” giới thiệu vẻ đẹp Ninh Bình tới công chúng.
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là xu thế đang diễn ra mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tại nhiều Quốc gia, đặc biệt tại hơn 350 thành phố thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN). Bắt kịp nhanh xu hướng chung của thế giới, trong thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã sớm xác định phát triển Cố đô Hoa Lư và hai đô thị trực thuộc là thành phố Hoa Lư và thành phố Tam Điệp trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa mới của khu vực đồng bằng Sông Hồng. Đồng thời, tỉnh cũng tích cực xây dựng lộ trình gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) giai đoạn tiếp theo dựa trên các lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng bền vững.
Năm 2024, công tác đối ngoại của tỉnh ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh văn hóa, thiên nhiên và con người Ninh Bình tới bạn bè quốc tế. Đây cũng là kênh thông tin quan trọng để giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh về môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Khi những cánh hoa đào khoe sắc thắm, cây mận nở hoa trắng xóa một góc vườn, là lúc đồng bào Mường tạm gác công việc của nhà nông, việc đồi rừng để trang hoàng, sửa sang nhà cửa, hoan hỉ chào đón năm mới sang.
Ninh Bình đang tự tin hướng đến khát vọng về một nền nông nghiệp sinh thái, tích hợp đa giá trị; kết hợp hài hòa tài nguyên bản địa, bản sắc văn hóa, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để truyền tải bản sắc địa phương.
Ninh Bình - vùng đất địa linh nhân kiệt, với truyền thống lịch sử, văn hóa trải dài hàng nghìn năm, hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, sự phát triển của các ngành nghề thủ công mỹ nghệ bao chứa cả văn hóa dân tộc và tinh hoa của người Cố đô. Đây được xem là nền tảng cho sự đổi mới, phát triển các ngành thiết kế sáng tạo và du lịch, tạo thêm động lực thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa phát triển.
Tục thờ rắn là một tín ngưỡng tự nhiên đã có từ lâu đời trong văn hóa người Việt. Xuất phát từ quá trình lao động, sản xuất và sự khao khát chinh phục, lý giải các hiện tượng tự nhiên, kèm theo đó là mong muốn được bình an, an lành trong cuộc sống. Tại Nghệ An hiện có rất nhiều ngôi đền thiêng đang thờ “thần rắn”, người dân địa phương đã tổ chức các lễ cầu nguyện hàng năm, dâng hiến những vật phẩm, với hy vọng thần linh có thể bảo vệ, giúp họ tránh khỏi mọi tai ương.
Rắn biểu trưng cho cả giới tính nam và nữ; là một vị thần sáng thế, biểu trưng cho vũ trụ thời hỗn mang nhưng đôi khi lại là một thành viên hay vị thần bảo hộ của gia đình.
Năm 2024, Du lịch Ninh Bình tiếp tục đánh dấu bước phát triển vượt bậc khi vượt xa so với các chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, tỉnh đã đón 1,5 triệu lượt du khách quốc tế. Những con số ấn tượng này tạo niềm tin và động lực để Ninh Bình hiện thực hóa khát vọng trở thành một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mỗi dịp Xuân về, người dân Việt Nam lại có thói quen lên chùa cầu may. Vào ngày mùng 1, tại Ninh Bình, nhiều gia đình cùng nhau đến chùa, thành tâm dâng lễ, thắp nén nhang thơm kính Phật, cầu mong một năm mới nhiều sức khỏe, công việc suôn sẻ, gia đình hòa thuận.
Một mùa Xuân nữa lại về với những người con đất Việt, đặc biệt là đối với những kiều bào ở xa Tổ quốc. Với chị Trương Thị Thanh Hương - một kiều bào đã nhiều năm giới thiệu, quảng bá các món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt trên đất Mỹ, thì Tết là dịp để chị thoả sức sáng tạo và thể hiện tình yêu quê hương, hướng về cội nguồn thông qua sự độc đáo của phong vị Tết cổ truyền của dân tộc ta.
Nhiều năm qua, vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các hoạt động chăm lo, giúp đỡ, động viên người nghèo, gia đình chính sách, đối tượng yếu thế trong xã hội luôn được các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, chăm lo, trở thành nền nếp, nét đẹp văn hóa được duy trì và ngày càng lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng.