Có 230 kết quả được tìm thấy
Sáng 5/10, Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Trần Thị Hồng Thanh, TUV, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Đất đai trên địa bàn huyện Hoa Lư.
Sáng 23/8, tại Nhà văn hóa trung tâm thị trấn Bình Minh, Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện, các đại biểu HĐND huyện Kim Sơn tổ đại biểu số 5 tiếp xúc với cử tri các xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải và thị trấn Bình Minh chuyên đề về quản lý và sử dụng đất đai. Dự và chủ trì buổi tiếp xúc có đồng chí Đinh Việt Dũng, TVTU, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện.
Sử dụng thông tin về thị trường bất động sản phải nộp tiền; hỗ trợ đến 40 triệu đồng cho hộ nghèo xây nhà ở mới là 2 chính sách mới, có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.
Ngày 16/6/2022, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành 4 Nghị quyết quan trọng tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII, là Nghị quyết 18, 19, 20 và Nghị quyết số 21. Báo Ninh Bình xin trân trọng giới thiệu bài viết của PGS, TS. Nguyễn Viết Thông về Những nội dung cơ bản và mới trong Nghị quyết T.Ư 5 (khóa XIII) về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao" (NQ số 18).
Đất đai là tài sản đặc biệt, nguồn lực vô giá của mỗi quốc gia và cũng là nguồn sống của nhân dân. Từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết định hướng chính sách, pháp luật về đất đai. Tại Hội nghị lần thứ 5 vừa mới kết thúc, đây là vấn đề mà Trung ương dành nhiều thời gian thảo luận kỹ lưỡng và thống nhất ban hành nghị quyết mới: "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".
Sáng 26/4, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị phản biện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2013.
Việc ban hành các Nghị quyết về đất đai cần bám sát thực tiễn, các cơ sở chính trị về đất đai, bảo đảm các chủ trương mới của Đảng về chính sách đất đai được thể chế hóa bằng pháp luật.
Thời điểm này, các ngành, các địa phương, đơn vị và người dân trong tỉnh đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về đất đai, vật tư, cây giống… sẵn sàng cho Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần và trồng rừng vụ Xuân đảm bảo thiết thực, hiệu quả, vì một Ninh Bình ngày càng xanh hơn.
Trước kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh khóa XV, cử tri trong tỉnh đã kiến nghị 40 nội dung liên quan đến các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, giao thông, đất đai, xây dựng nông thôn mới, tài nguyên, môi trường, văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, chính sách xã hội, nội vụ... Với tinh thần trách nhiệm cao, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung giải quyết, bảo đảm thời gian theo quy định của pháp luật, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của cử tri và nhân dân trong tỉnh, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Ngày 23/11, UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) do đồng chí Lê Minh Ngân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm trưởng đoàn.
Chiều 14/11, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với các tỉnh, thành ủy khu vực miền Bắc về các vấn đề đang còn ý kiến khác nhau, đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể, khả thi, phù hợp để hoàn thiện Đề án tổng kết thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại".
Là nơi phù sa bồi đắp, đất đai mầu mỡ, Kim Sơn xưa kia cùng với huyện Hải Hậu (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là những đơn vị đầu tiên của cả nước đạt năng suất của lúa 5 tấn/ha. Ngày nay, cùng với việc đưa nhiều giống lúa ngon, chất lượng, đặc sản vào gieo cấy, những người nông dân nơi đây còn đang dần chuyển đổi từ hình thức canh tác lúa vô cơ sang hữu cơ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa sản phẩm lúa gạo an toàn, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.
Kết quả Chỉ số tiếp cận đất đai trong Bộ Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh xếp thứ 23/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm thấp của cả nước, đặc biệt là 5 chỉ số thành phần có xu hướng giảm điểm so với năm 2019. Chính vì thế, để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về đất đai.
Trong phiên họp của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên hôm 2/9, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã chủ trì thảo luận các vấn đề về sản xuất, chính sách đất đai, bên cạnh các biện pháp chống dịch COVID-19.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tận dụng lợi thế đất đai rộng rãi, những năm qua, các xã vùng cao của huyện Nho Quan đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tìm ra được nhiều hình thức sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phần lớn việc chuyển đổi này mới dừng lại ở dạng mô hình, việc nhân rộng chưa nhiều. Thực tế, một số nơi, chính quyền, HTX và nông dân còn khá lúng túng chưa tìm được cây, con nào thực sự phù hợp; nhiều cây trồng mới đưa vào nhưng phát triển không bền vững; vẫn tồn tại những hình thức sản xuất, cây trồng kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn đất đai.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là công cụ, thước đo quan trọng để đánh giá mức độ thuận lợi về môi trường đầu tư, đánh giá công tác quản lý và điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố. PCI bao gồm 10 chỉ số thành phần: gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi phí không chính thức; cạnh tranh bình đẳng; tính năng động của chính quyền; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động và tính thiết chế pháp lý. Hàng năm, chỉ số này được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố dựa trên kết quả khảo sát các doanh nghiệp dân doanh.
COVID-19 tiếp tục khiến nhiều hoạt động thường ngày của thế giới trên nền tảng trực tuyến trở nên tích cực hơn, lượng dữ liệu số gia tăng đáng kể cùng sự nở rộ của video, hội nghị trực tuyến, game online và mạng xã hội. Việc số hóa thông tin cũng là một trong những giải pháp đã được đưa ra sau những cơn sốt đất liên tục gần đây, khi giá đất bị đẩy lên cao chỉ vì thiếu nguồn tin chính xác.
Giải phóng mặt bằng (GPMB) là công việc khó khăn, phức tạp trong quy trình thực hiện dự án. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếu kiện liên quan đến đất đai gia tăng, kéo dài ở địa phương. Bài học từ thành phố Tam Điệp trong công tác GPMB Dự án thành phần cao tốc đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45 cho thấy, chỉ khi nào cả hệ thống chính trị quyết tâm đồng lòng, phát huy vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu, của mỗi cán bộ, đảng viên, giải quyết tận gốc những vướng mắc, khó khăn của nhân dân thì mới tạo sự đồng thuận cao để hoàn thành công tác GPMB.
Chiều 11/5, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tổng kết, đánh giá thi hành Luật Đất đai năm 2013 và đề xuất định hướng sửa đổi Luật Đất đai. Cùng dự có đại diện lãnh đạo HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành, các huyện, thành phố.
Với sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng nên đến nay, tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn thị trấn Me, huyện Gia Viễn đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp, góp phần tạo nên cảnh quan, diện mạo mới cho đô thị là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Gia Viễn.
Sáng 24/12, Thành ủy Tam Điệp tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa VIII): Nghị quyết số 15 về lãnh đạo xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; Nghị quyết số 16 về tăng cường công tác quản lý đô thị trên địa bàn thành phố; Nghị quyết số 17 về tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường và khai thác mỏ trên địa bàn thành phố Tam Điệp.
Dự án xây dựng tuyến đường Bái Đính- Ba Sao đoạn qua địa phận Ninh Bình (giai đoạn 1) có tổng chiều dài 17,6 km đi qua 6 xã, thị trấn gồm Gia Hòa, Gia Vượng, Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến và thị trấn Me (huyện Gia Viễn), ảnh hưởng đến 323 hộ gia đình. Do đặc thù việc quản lý đất đai ở một số địa phương không rõ ràng nên gây khó khăn trong công tác GPMB, làm chậm tiến độ thi công nhà thầu và giải ngân vốn đầu tư công.