Quy hoạch để thu hút doanh nghiệp Ông Hoàng Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Để tạo cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Ninh Bình, Sở Công thương đã thực hiện tốt quy hoạch chuyên ngành gắn với xây dựng, bổ sung các quy hoạch như: Thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm phát triển cụm công nghiệp.
Đồng thời, tổ chức công bố quy hoạch và rà soát, tham mưu rút ra khỏi quy hoạch cụm công nghiệp Đồng Phong (diện tích 50ha) tại xã Đồng Phong, huyện Nho Quan và bổ sung cụm công nghiệp Văn Phong (diện tích 50ha) tại xã Văn Phong, huyện Nho Quan vào Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Ninh Bình, tham mưu điều chỉnh tiến độ đầu tư của 8 cụm công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về diện tích đất sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; hướng dẫn UBND các huyện xây dựng hồ sơ thành lập, tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập 7 cụm công nghiệp.
Bên cạnh đó, ngành Công thương đã hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức thực hiện các quy hoạch chuyên ngành gắn với xây dựng, bổ sung các quy hoạch mới như: quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng dầu, Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016-2025, có xét đến 2035.
Triển khai Kế hoạch khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trong vùng di sản; tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, công tác phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.
Đưa vào hoạt động Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình và cấp 11 loại giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan theo tinh thần các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
Cùng với công tác quy hoạch theo chuyên ngành, ngành Công thương đã triển khai thực hiện Đề án khuyến công và Đề án xúc tiến thương mại, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tham gia hội chợ trong nước và quốc tế nhằm củng cố, phát triển thị trường truyền thống và khai thác thị trường xuất khẩu mới.
Ban hành Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Bình để nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí khuyến công và xúc tiến thương mại. Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử với ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật gắn với triển khai giải pháp Marketing online giúp các doanh nghiệp quảng bá và xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm cói, bèo, mây tre đan, cơm cháy, rượu Kim Sơn…
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại Ninh Bình, Sở Công thương đã phối hợp thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp: Công bố, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin, truyền thông và cụ thể tới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020.
Hỗ trợ kết nối doanh nghiệp
Đặc biệt năm 2016, để hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Công thương đã phối hợp với Cục công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc, tại đây đã có 13 biên bản ghi nhớ giữa doanh nghiệp sản xuất và đơn vị phân phối được ký kết.
Bên cạnh đó, đã triển khai 3 mô hình thí điểm bán hàng Việt bền vững trên địa bàn tỉnh với tên gọi "Tự hào hàng Việt" gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại thành phố Tam Điệp và huyện Yên Khánh để phát triển hệ thống phân phối, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối - tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi để các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh đến tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, để kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, Sở Công thương đã tổ chức nhiều chương trình, hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, các khu vực trong nước, qua đó có nhiều bản ghi nhớ/hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, nhà phân phối, trung tâm thương mại về cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao công nghệ như: Hội thảo xúc tiến thương mại nông nghiệp theo hướng sản xuất nông sản an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm; Hội nghị liên kết, xúc tiến thương mại giữa Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Bình với Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội …
Xây dựng và triển khai các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, người nông dân liên kết trong sản xuất nông nghiệp từ khâu cung ứng vật tư nông nghiệp, chế biến, bảo quản, đến tiêu thụ nông sản.
Về công tác khuyến công và xúc tiến thương mại, ngành Công thương đã triển khai thực hiện có hiệu quả 35 đề án khuyến công với tổng kinh phí 5.375 triệu đồng và 21 đề án xúc tiến thương mại với tổng kinh phí 1.620 triệu đồng tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; tham gia hội chợ trong nước và quốc tế nhằm củng cố, phát triển thị trường truyền thống và khai thác thị trường xuất khẩu mới.
Công tác thông tin tuyên truyền, giới thiệu năng lực sản xuất, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trong năm qua cũng được Sở Công Thương chú trọng, trong đó tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh về Kế hoạch xuất khẩu và Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020 để quảng bá thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp trong tỉnh ra thị trường trong và ngoài nước.
Phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu xây dựng cuốn cẩm nang về Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phổ biến những thông tin cơ bản về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng có thế mạnh của Ninh Bình, qua đó, tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng biểu thuế quan ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.
Để tiếp tục triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh, ông Hoàng Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Công thương cũng cho biết: Sở sẽ tăng cường công tác tham mưu với UBND tỉnh nhằm phát triển công nghiệp, thương mại; theo dõi sự tác động của cơ chế, chính sách; kịp thời đề xuất điều chỉnh nhằm bảo đảm cơ chế, chính sách phát huy được hiệu quả khi áp dụng vào thực tế; đề xuất xây dựng chính sách mới, phù hợp với điều kiện khách quan và nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn n
Nguyễn Thơm