Là công nhân của nông trường Đồng Giao, khi nghỉ hưu và tiến hành nuôi ong mật. Ban đầu chỉ 5-10 đàn, sau đó phát triển lên 150 đến trên 200 đàn, trung bình cho khoảng 3 tấn mật ong các loại một năm, mang lại thu nhập trung bình trên 200 triệu đồng.
Chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi ong mật của mình, ông Ánh cho biết: Ong mật có đặc tính tổ chức bầy đàn rất cao và nhậy cảm với các tác động của ngoại cảnh như thời tiết, ánh sáng và nhiệt độ, do vậy người nuôi ong phải nắm bắt được các đặc tính cơ bản của ong mật, có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, thường xuyên vệ sinh thùng đảm bảo khô ráo và sạch sẽ. Có như vậy, đàn ong mới khỏe mạnh và cho năng suất mật cao, chất lượng. Để đáp ứng đủ lượng nguyên liệu cho ong, thì người nuôi ong quy mô lớn phải tiến hành di chuyển đưa đàn ong đi lấy mật tại các địa phương khác Để thực hiện, đòi hỏi người nuôi ong phải mất không ít thời gian đi tiền trạm trước: điều tra nguồn hoa, tìm dịa điểm để gửi hay thuê đặt các thùng ong tại các nhà dân nơi gần vùng nguyên liệu. Mật cũng có nhiều loại khác nhau, từ mật nhãn, mật vải, đến mật của cây vẹt ven biển…mỗi loại cây cho một loại mật khác nhau,tạo nên sự phong phú của sản phẩm với giá trị kinh tế khác nhau. Vào mỗi vụ hoa, Người trong nghề hay quen gọi là đi "đánh mật". Mỗi đàn ong, nếu người nuôi ong khéo léo trong việc chăm sóc và kịp thời di chuyển đến khu vực có nhiều nguyên liệu trong mùa hoa, thì có thể cho thu nhập mỗi năm từ 3 đến 4 triệu đồng.
Đã gần 80 tuổi, tuy không còn đủ sức khỏe để năng nổ trong việc duy trì và thường xuyên đưa đàn ong đi xa như trước nhưng ông vẫn tích cực trong việc duy trì và phát triển nghề nuôi ong tại địa phương bằng việc tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho những người có nhu cầu đi lên từ nghề này. Ngoài phát triển kinh tế gia đình, ông Ánh còn giữ chức chi hội trưởng chi hội nuôi ong của xã Quang Sơn.
Vân Anh