Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố; lãnh đạo Sở GD&ĐT chủ trì các điểm cầu địa phương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Công an tỉnh; Sở GD&ĐT và đại diện các cơ sở giáo dục trực thuộc.
Báo cáo của ngành Giáo dục cho thấy, năm học 2017-2018, toàn ngành đã tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 giải pháp cơ bản theo chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm h
Mạng lưới trường, lớp mầm non phát triển, tỷ lệ trường, lớp ngoài công lập tăng nhanh. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu ở tất cả các độ tuổi; môi trường giáo dục ở các cơ sở GDMN được cải thiện theo hướng tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm và sáng tạo, phù hợp với lứa tuổi; mạng lưới, quy mô giáo dục phổ thông tiếp tục ổn định, từng bước được rà soát, sắp xếp; chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn ở phổ thông tiếp tục được nâng lên.
Đặc biệt mặc dù có những hạn chế cần khắc phục nhưng Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 được Bộ GDĐT, các bộ, ngành, địa phương, cơ sở GDĐH chuẩn bị và tổ chức giảm áp lực, giảm tốn kém cho người dân và xã hội, tạo thuận lợi tối đa cho thí sinh, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic quốc tế và khu vực, thi khoa học kỹ thuật quốc tế đạt kết quả tốt. Công tác xây dựng xã hội học tập từng bước đã lan tỏa và phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
Chất lượng giáo dục đại học ngày càng được quan tâm, văn hóa chất lượng từng bước được hình thành trong từng cơ sở GDĐH: Công tác tuyển sinh giữ ổn định với những sửa đổi nhỏ về kỹ thuật, được xã hội và thí sinh đánh giá tốt; đào tạo trình độ tiến sĩ và thạc sĩ hướng tới mục tiêu chất lượng và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế và khu vực; đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục; thứ hạng của các trường đại học Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt trong những năm vừa qua. Kết quả đổi mới giáo dục của Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH13 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; quán triệt địa phương thực hiện tốt Chỉ thị năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo dục.
Trong đó tập trung ổn định những đổi mới của ngành; đồng thời triển khai thực hiện một số công việc trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, kỷ cương, nền nếp và giải quyết các vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội. Giáo dục mầm non thực hiện cơ chế, chính sách phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giảm bạo hành trẻ và giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng công tác thi, kiểm tra đánh giá đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; triển khai đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông. Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh việc tự chủ của các trường đại học, nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng nhu cầu của xã hội để sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá chung tình hình đổi mới căn bản, toàn diện của ngành Giáo dục trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 29; chỉ đạo Bộ GD&ĐT cần bám sát các nội dung về những vấn đề tồn tại, bất cập cần đổi mới đã nêu trong Nghị quyết từ thời điểm năm 2013 để thời gian tới có những tổng hợp, đánh giá các công việc đã triển khai theo tinh thần Nghị quyết 29. Trong đó lưu ý, giáo dục đổi mới là cả một quá trình và khi triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn và việc đổi mới giáo dục phải theo xu hướng thế giới, tiến tới không chỉ các trường đại học, mà tới đây các trường THPT - quản lý cũng phải thay đổi.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã có sự chỉ đạo cụ thể đối với Bộ GD&ĐT, cấp ủy, chính quyền địa phương… trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc nêu gương của các thầy, cô giáo; đưa ra khỏi ngành những cán bộ, giáo viên vi phạm. Đồng thời chỉ đạo năm học 2018-2019 cố gắng giải quyết vấn đề nhà vệ sinh trong trường học, kêu gọi sự hỗ trợ không chỉ chính quyền địa phương mà toàn bộ cộng đồng, trong đó quan tâm giáo dục học sinh thói quen gìn giữ nhà vệ sinh… Phấn đấu nền giáo dục Việt Nam thực sự đổi mới theo tinh thần Nghị quyết 29.
Mỹ Hạnh- Minh Quang