Hội nghị đã nghe đại diện Sở Giáo dục và đào tạo-đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Đề án "xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013- 2020" trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Theo đó quá trình thực hiện đề án đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về mục đích ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập được quan tâm. Ban chỉ đạodựng xã hội học tập giai đoạn 2013- 2020 tỉnh Ninh Bình đã xuất bản bản tin Xây dựng xã hội học tập, phát hành 3 số/năm với nhiều chuyên mục hấp dẫn nhằm tuyên truyền về học tập suốt đời trong cộng đồng và và trách nhiệm xây dựng xã hội học tập của các cấp, các ngành, các ngành, đoàn thể.
Hàng năm, các sở, ngành, ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh còn triển khai có hiệu quả nhiều hoạt động tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập như: tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời, Ngày sách Việt Nam, Lễ trao học bổng khuyến học, Vinh danh các tổ chức cá nhân trong công tác khuyến học... Các hoạt động trên đều được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông Trung ương và địa phương.
Bốn mục tiêu quan trọng của đề án gồm: xóa mù chữ và phổ cấp giáo dục, kết quả học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, kết quả nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của người lao động, kết quả giáo dục kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng...cũng đã đạt được các kết quả quan trọng.
Tỉnh Ninh Bình đã đạt chuẩn phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu mức độ 3, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; 100% đơn vị cấp xã duy trì đạt chuẩn xóa mù chữ. Hàng năm hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước tham gia học tập nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ. Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm và đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Cả tỉnh hiện có 650 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2, chiếm 3% và 1050 cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 3, chiếm 4,2% . Ngoài ra nhiều Công đoàn trong khối doanh nghiệp đã chủ động đề xuất và phối hợp với đơn vị sử dụng lao động tổ chức các lớp ngoại ngữ buổi tối cho công nhân lao động.
Có 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định; 100% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định. Từ năm 2013 đến nay đối với lao động nông thôn, toàn tỉnh có 219 nghìn lượt người tham gia học tập tại các Trung tâm GDTX, Trung tâm học tập cộng đồng và các thiết chế văn hóa khác, có hơn 70 nghìn công nhân tại các khu công nghiệp có trình độ THPT và tương đương; 16 nghìn công nhân có tay nghề cao ở các ngành kinh tế mũi nhọn; 44 nghìn công nhân đã qua đào tạo.
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống được đẩy mạnh và thực hiện với nhiều hình thức phong phú như sinh hoạt câu lạc bộ, học tập tại trung tâm HTCĐ, các trung tâm văn hóa... với nhiều nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe vị thành niên, kỹ năng chăm sóc và chuẩn bị cho trẻ vào lớp1, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt…
Phong trào xây dựng gia đình học tập, hoạt động khuyến học trong các dòng họ, cộng đồng được khuyến khích. Các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường được quan tâm. Hàng năm Sở giáo dục và đào tạo đã tổ chức các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý các Trung tâm HTCĐ về phát triển và nâng cao năng lực quản lý điều hành trung tâm để đáp ứng như cầu học tập của người dân.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013- 2020 tỉnh Ninh Bìnhđã biểu dương, ghi nhận những kết quả đã đạt được của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu của đề án, đồng thời cũng lưu ý các thành viên Ban chỉ đạo cần sâu sát hơn nữa, đề ra các giải pháp có tính sáng tạo, phù hợp với thực tiễn để nâng cao hơn nữa hiệu quả của đề án.
Trong đó đáng lưu ý là cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động đào tạo nghề cho lao động, nhất là công tác đào tạo nghề cho người lao động phục vụ các khu công nghiệp, du lịch. Ngoài ra cần có giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm HTCĐ để các trung tâm này phát huy tối đa hiệu quả đầu tư của nó với việc nâng cao dân trí, phục vụ nhu cầu học tập của nhân dân.
Đồng chí Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2013- 2020 tỉnh cũng lưu ý trong quá trình chỉ đạo xây dựng xã hội học tập, các cấp, các ngành cần quan tâm đúng mức, đầy đủ đến các yếu tố văn hóa, đạo đức, thái độ ứng xử trong đời sống của người dân nhất là của giới trẻ, trong đó có vấn đề văn hóa, đạo đức của thanh, thiếu niên trên không gian mạng...
Các địa phương cũng cần tận đụng tối đa lợi thế của các phương thức học tập mới: học trực tuyến, khai thác các tri thức, tài liệu trên không gian mạng, tuyên truyền việc học tập qua các ứng dụng công nghệ thông tin… Cần nâng cao hơn nữa việcphối hợp giữa các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện đề án, để công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát huy tối đa hiệu quả.
Mai Phương- Minh Quang