Am bà Chúa là điểm dừng chân không còn quá xa lạ với du khách mỗi dịp ghé thăm thành Cổ Loa. Đền thờ công chúa Mỵ Châu cách đền Thượng (thờ vua Thục Phán) khoảng vài trăm mét. Không chỉ nổi tiếng linh thiêng am Bà Chúa còn gắn liền với những câu chuyện mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh của người Việt.
Am bà Chúa - Đền thờ Công chúa Mỵ Châu
Công chúa Mỵ Châu là ai?
Đây là con gái của vua Thục Phán (An Dương Vương), người từng kết hôn với Trọng Thủy con trai tướng Triệu Đà. Mỵ Châu được người Việt đến rộng rãi qua câu chuyện "Rải lông ngỗng" trong cuốn Lĩnh Nam chích quái (những câu chuyện quỷ dị, đa phần chỉ là truyền thuyết không phải sử liệu).
Sự tích Mỵ Châu Trọng Thủy
Nhờ có sự giúp đỡ của thần Kim Quy và nỏ thần mà vua An Dương Vương có thể dễ dàng đánh tan quân xâm lược Triệu Đà. Sau thấy đánh trực diện không được thì vua Triệu mới xin kết hôn cầu hòa cho con trai là Trọng Thủy qua Thành Cổ Loa ở rể. Ngoài mặt là cầu hòa nhưng phía sau là âm mưu thôn tính đầy thâm hiểm của Triệu Đà.
Sau khi kết hôn lấy được lòng tin và tình yêu của công chúa Mỵ Châu, Trọng Thủy dụ dỗ nàng cho xem nỏ thần rồi lấy trộm lẫy nỏ về. Trước khi đi còn dặn nàng "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, bắc nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?" Mị Châu đáp: "Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt lá thì đau đớn khôn xiết, thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau". Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cái kết đau thương của truyện Trọng Thủy Mỵ Châu.
Sự tích Mỵ Châu Trọng Thủy.
Triệu Đà sau khi lấy được lẩy cả thì vội vàng đem quân sang đánh nước Âu Lạc. An Dương Vương vẫn ung dung đánh cờ, khi quan giặc đến sát chân thành mới phát hiện ra lẫy thần đã mất nên đặt công chúa lên lưng ngựa mà chạy về hướng Nam. Trọng Thủy lần theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo. Đến bên bờ biển vua Thục Phán mới hô rằng "Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu". Rùa vàng hiện lên mặt nước, thét lớn: "Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó!".
Lúc đó công chúa Mỵ Châu mới ngước mặt lên trời mà khấn rằng "Nếu có lòng phản nghịch mưu hại lại cha, chết đi sẽ biến thành hạt bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để tẩy sạch mối nhục thù". Cuối cùng vua An Dương Vương vẫn rút gươm chém công chúa rồi cầm sừng tê giác văn dài 7 tấc xuống biển mà đi.
Sự tích về am Mỵ Châu
Một thời gian sau khi công chúa mất ở khu Đầm Cả xuất hiện một hòn đá lạ có dạng tựa như người không đầu đang ngồi. Trẻ con chăn trâu lấy làm lạ mà trèo lên nghịch ngợm sau về đều bị ốm. Từ đó dân làng mới biết là hòn đá linh thiêng tựa như Bà Chúa tìm về với vua cha nên bèn cho trai tráng khỏe mạnh ra rước tượng về. Tất cả các làng xung quanh không làng nào rước được tượng đá không đầu về khi cụ đám đến thì hòn đá tự lăn vào võng làng Cổ Loa. Dân làng lập am công chúa Mỵ Châu tại gốc đa vì khi mang tượng đá về thì võng đứt tại đây không thể nào khênh tiếp được nữa.
Am thờ Mỵ Châu.
Theo lời kể của nhiều người dân Cổ Loa thì khi mới rước về bức tượng công chúa có kích thước nhỏ hơn bây giờ rất nhiều. Sau một thời gian bức tượng cứ lớn dần lên như điềm lành "Bà được về hầu bên vua cha đúng như ý nguyện nên ngày một lớn lên". Nhưng tượng càng lớn thì am nhỏ sẽ không đủ chỗ chứa mà dân làng còn nghèo khó chưa đủ khả năng để xây am Mỵ Châu mới nên cử một vị quan đám đứng ra mà khấn "Mong bà thương cảnh dân còn nghèo không có tiền xây am mới mà đừng lớn thêm nữa". Từ đó trở đi bức tượng công chúa mới giữ nguyên được kích thước hiện tại.
Tham quan am công chúa
Am công chúa nằm trong khu di tích thành Cổ Loa là địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng. Am gồm hai phần là thượng điện, hạ điện và một khoảng sân nhỏ. Hạ điện là một ngôi nhà ba gian và ở giữa là bàn thờ đặt tướng đá không đầu là hóa thân của công chúa Mỵ Châu được khoác áo may bằng 50 thước lụa màu, đính hạt châu sa óng ánh. Trước đây tượng bà chúa chưa được khoác áo như bây giờ, sau này đời sống khá giả làng mới đóng góp tiền của để may áo cúng tiến. Hiện tại số lượng áo của bà đã lên đến vài chục bộ có thể xếp đầy cả một chiếc tủ.
Đặc biệt, cấm cung nơi công chúa Mỵ Châu ngự hiện nay thường xuyên đóng của, người dân đến lễ chỉ có thể đứng từ bên ngoài mà vá vọng vào. Am Bà Chúa chỉ mở cửa hai ngày là mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng để mọi người xếp hàng chạm tay vào đá thần cầu may.
Thông tin liên hệ trực tiếp:
Tên công ty: Công ty TNHH Nắng Bản Địa
Địa chỉ: Số 27 Đường Tô Vĩnh Diện, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Website: dulich3mien.vn
Hotline: 033 600 8484
Email: dulich3mien.info@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/dulich3mienvn/
"Du lịch 3 miền Việt Nam - Trải nghiệm du lịch chân thực".