Tổng số dự án cấp phép mới đạt 885 dự án, với quy mô bình quân 63,5 triệu USD/dự án. Vốn FDI đăng ký trong 9 tháng qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, bất động sản, (chiếm 54,68 tỷ USD). Trong đó, các dự án lớn nhất đều thuộc ngành thép.
Các dự án FDI trong 9 tháng qua thực hiện chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài (673 dự án với vốn đăng ký 29,7 tỷ USD,chiếm 52,9% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 159 dự án với vốn đăng ký 25,03 tỷ USD, chiếm 44,5% tổng vốn đăng ký. Các dự án còn lại thực hiện theo các hình thức khác.
Về cơ cấu vùng, hiện Ninh Thuận là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI với tổng vốn đăng ký 9,79 tỷ USD. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng vị trí thứ hai với 9,3 tỷ USD. Tiếp đến là TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Yên, Kiên Giang, Đồng Nai.
Trong 9 tháng qua, các doanh nghiệp FDI góp vốn thực hiện 8,1 tỷ USD, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn bên Việt Nam chiếm 10-12%. Doanh thu của các doanh nghiệp FDI đạt 35,35 tỷ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 18,1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp FDI cũng thu hút thêm khoảng 17 nghìn lao động, nâng tổng số lao động trong khu vực FDI đến thời điểm hiện nay là 1,41 triệu lao động, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo NDĐT