Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, sau đó đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được 20km.
Đến 16 giờ ngày 16/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông, cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 110km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 13.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới do bão (gió mạnh cấp 6 trở lên): phía Bắc từ vĩ tuyến 17,0 độ Vĩ Bắc.
Dự báo trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam mỗi giờ đi được 5-10km và tiếp tục suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 16 giờ ngày 17/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Dự báo trong 48 đến 60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Nam Tây Nam, suy yếu dần thành một vùng áp thấp và tan dần.
Cảnh báo gió mạnh trên biển: Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-13, giật cấp 16. Biển động dữ dội.
Vùng biển Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7; từ đêm nay ở phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh dần lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 13; biển động dữ dội.
Từ sáng nay, vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các đảo Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Cảnh báo mưa lớn trên đất liền: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 11 kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ đêm nay đến hết ngày 17/10 ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, riêng phía Đông Bắc Bộ mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 50-100mm, phía Đông có nơi trên 150mm.
Do ảnh hưởng của rìa phía Tây Nam hoàn lưu bão số 11, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển Bình Thuận-Cà Mau, Cà Mau-Kiên Giang có mưa rào và dông, gió tây nam cấp 6, trong cơn dông giật cấp 7-9; biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai, cấp 1.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với rìa phía Tây của hoàn lưu cơn bão số 11, từ đêm ngày 15/10 cho đến ngày 17/10 ở Bắc Bộ có mưa, riêng phía Đông Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.
Từ ngày 16/10 đến ngày 17/10, trên lưu vực sông Thao, sông Lô và thượng lưu sông Thái Bình có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lũ lên từ 1-3m.
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông ở mức dưới BĐ 1, riêng đỉnh lũ trên sông Thao tại Yên Bái và sông Cầu tại Đáp Cầu có khả năng ở mức BĐ 1.
Cảnh báo: Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
Không khí lạnh tăng cường
Hiện nay (15/10): Bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo: Đêm 15/10, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc nước ta.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với rìa phía Tây của hoàn lưu cơn bão số 11, từ đêm nay cho đến ngày 17/10 ở Bắc Bộ có mưa, riêng phía Đông Bắc Bộ mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông. Gió đông bắc trong đất liền lại mạnh lên cấp 3-4, vùng ven biển cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ ngày mai các tỉnh miền Bắc trời trở lạnh, vùng núi phía Bắc có nơi trời trở rét với nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 19-21 độ, vùng núi có nơi 16-19 độ.
Hà Nội từ đêm nay đến ngày 17/10 có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Từ ngày mai (16/10) trời trở lạnh với nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 19-21 độ.
Ngày mai do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu bão số 11, ở Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7; từ đêm nay ở phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh dần lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 13; biển động dữ dội. Từ sáng nay, vùng biển Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm các đảo Hòn Ngư, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ
* Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Công điện cho biết, Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đi kiểm tra, thị sát tình hình ngập lụt, thiệt hại, thăm hỏi chính quyền và nhân dân vùng ngập lũ tại tỉnh Ninh Bình và khu vực sạt lởđất tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc tỉnh Hòa Bình. Thủ tướng Chính phủ chia sẻ khó khăn của người dân và chính quyền các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do thiên tai vừa qua, gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân những người bị nạn; biểu dương và đánh giá cao sự chủ động của các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, các lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn, các cơ quan, đoàn thể, cơ quan thông tin truyền thông và người dân trong việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất.
Hiện nay, áp thấp nhiệt đới gần biển Đông đang di chuyển nhanh về phía đất liền nước ta và có khả năng mạnh lên thành bão. Trong những ngày tới, lũ hạ lưu một số sông còn ở mức cao, thiên tai còn diễn biến phức tạp, tiếp theo Công điện số 1533/CĐ-TTg ngày 11/10/2017, để khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp nhân dân sớm ổn định đời sống, hạn chế thiệt hại tiếp tục xảy ra, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi tiếp tục theo dõi, kịp thời chỉ đạo ứng phó với mọi tình huống, đề phòng xảy ra sạt lở đất sau nhiều ngày mưa lớn, đất bão hòa nước.
2. Ủy ban nhân dân địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do đợt mưa lũ vừa qua, nhất là các tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa tiếp tục huy động lực lượng, phương tiện tập trung tìm kiếm những người còn mất tích; chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất để đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là những hộ gia đình có người bị nạn; hỗ trợ cứu chữa người bị thương. Hỗ trợ mai táng người bị nạn và tổ chức chu đáo việc mai táng cho những người bị nạn không còn người thân thích; tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm, không để người dân bị đói; bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà cửa hoặc phải di dời. Bảo vệ hệ thống đê điều, hồ đập, nhất là các khu vực xung yếu. Tiếp tục kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực bị sạt lở, ngập sâu. Huy động lực lượng hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường sau lũ; khôi phục các công trình hạ tầng bị hư hỏng, đặc biệt là công trình y tế, giáo dục, giao thông, thủy lợi, hệ thống điện để bảo đảm sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân.
3. Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉđạo các Quân khu 2, 3, 4, Ban Chỉ huy quân sự các địa phương và các lực lượng đóng trên địa bàn triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn đối với những người còn mất tích và hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quảthiên tai theo đề nghị của các địa phương, nhất là tại các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa.
4. Bộ Giao thông vận tải chỉđạo kiểm tra khắc phục giao thông trên các tuyến Quốc lộ, đường sắt, hỗ trợ các địa phương kịp thời khắc phục các điểm bị sạt lở, đảm bảo an toàn giao thông, nhất là trên các trục giao thông chính.
5. Bộ Y tế chỉđạo lực lượng y tế cơ sở tập trung cứu chữa miễn phíđối với những người bị thương; hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân bảo đảm vệ sinh môi trường sau khi lũ rút và tại các khu vực bị sạt lở, lũ quét, khôi phục cơ sở khám chữa bệnh bị thiệt hại.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mưa lũ, chỉ đạo triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi, tập trung khắc phục nhanh các sự cố đê điều, hồ đập, tiêu úng bảo vệ sản xuất, có phương án chuẩn bị giống cây trồng, vật nuôi để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau lũ.
7. Bộ Công Thương chỉđạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn các hồ thủy điện, khẩn trương khắc phục nhanh các sự cốđối với hệ thống điện, sớm cấp điện trở lại phục vụ tiêu úng chống ngập vàđảm bảo nguồn điện cho sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân.
8. Các Bộ, ngành khác chủđộng chỉđạo các cơ quan chức năng kiểm tra, kịp thời hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụđược giao.
9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tiếp tục triển khai lực lượng bám sát tình hình, làm tốt công tác truyền thông, đưa tin kịp thời về công tác chỉđạo, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
10. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai tổ chức thường trực theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp đối phó, khắc phục hậu quả mưa lũ; chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp tình hình thiệt hại do mưa lũ, báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả theo quy định.
Nguồn: chinhphu.vn