Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành và địa phương trên địa bàn; các phòng, ban, cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Phòng nông nghiệp và PTNT hoặc Phòng Kinh tế các huyện, thành phố; các doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn...
Thực hiện Quyết định 899/QĐ-TTg của Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và Chỉ thị 26/CT-TTg về đẩy mạnh đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp..., UBND tỉnh đã phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Ninh Bình giai đoạn 2015-2020 và tổ giúp việc Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện.
Sau 3 năm thực hiện đề án, vượt qua các khó khăn do thiên tai dịch bệnh, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thị trường tiêu thụ... bước đầu đã khắc phục được những hạn chế về nhận thức, tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực.
Hàng năm hoàn thành và hoàn thành vượt mức mục tiêu đã đề ra (với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015 đạt 2,1% và phấn đấu giai đoạn 2016-2020 hàng năm đạt từ 2% trở lên).
Năm 2015- năm đầu tiên triển khai thực hiện giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh năm 2010) tăng 2,1%. Năm 2016, giá trị sản xuất nông- lâm- nghiệp- thủy sản tăng 2,7%, vượt mức chỉ tiêu đề ra. 6 tháng đầu năm 2017, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,95% so với cùng kỳ.
Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác (đất trồng trọt và đất nuôi trồng thủy sản) năm sau cao hơn năm trước; năm 2016 giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác đã đạt 108,3 triệu đồng/ha, tăng 3,5 triệu đồng/ha so với năm 2014.
Nông nghiệp Ninh Bình phát triển ổn định có sự đóng góp quan trọng của quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và cho thấy mục tiêu nhiệm vụ, lộ trình tái cơ cấu đã đi đúng hướng; đặc biệt đã nâng cao hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng trong các sản phẩm nông nghiệp; nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Nét nổi bật là nông nghiệp đã bắt đầu sản xuất theo định hướng và nhu cầu của thị trường; sản xuất dần gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản; giảm tỷ trọng trồng trọt và đang chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu.
Hội nghị đã dành nhiều thời gian cho các đại biểu thuộc các xã, huyện có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiệu quả và có nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tham luận nêu rõ những thành quả và kết quả đạt được, những khó khăn và tồn tại, giải pháp thực hiện trong thời gian tới và những kiến nghị, đề nghị...
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã điểm lại những thành quả, kết quả, cũng như những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh nhà các năm qua.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu ngành nông nghiệp, các sở, ngành có liên quan và các địa phương của tỉnh trong thời gian tới làm tốt một số công việc sau: Nghiên cứu kỹ Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để cụ thể hóa trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với hình thức sản xuất tiên tiến.
Nâng cao chất lượng nông sản, đổi mới tư duy trong sản xuất nông nghiệp với việc chuyển mạnh sang nền nông nghiệp hữu cơ; sản xuất nông nghiệp theo tín hiệu của thị trường, nghĩa là thị trường cần gì thì sản xuất ra cái đó.
Thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất với 2 hình thức chính là: Dồn điền đổi thửa gắn với nhóm hộ sản xuất và doanh nghiệp thuê ruộng của người nông dân để sản xuất nông nghiệp.
Đẩy mạnh liên kết 4 nhà, trong đó xác định doanh nghiệp là hạt nhân quan trọng trong mối liên kết này. Các tổ chức đoàn thể có chương trình gắn với sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân.
Ghi nhận những thành quả và kết quả sau 3 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tại hội nghị này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân; Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT tặng Giấy khen cho 7 tập thể và 3 cá nhân.
Các đại biểu tham quan gian trưng bày các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.
Đinh Chúc-Đức Lam