Có 11 kết quả được tìm thấy
Ngày 27/2, UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Trần Nhân Tông (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Hội thảo Khoa học “Hành cung Vũ Lâm thời Trần - Vai trò lịch sử và định hướng bảo tồn, phát huy giá trị”.
Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu (ông già trốn đời), người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, phủ Trường Yên, sau là thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, ngày nay thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Sáng 1/6, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An phối hợp với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ tại các địa điểm là chùa Hạ Trạo và chùa Khả Lương liên quan đến thời Trần trong phạm vi Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An.
Trong thời gian diễn ra Tuần Du lịch Ninh Bình 2023 (27/5-4/6), tại đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) tổ chức trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần. Hoạt động này góp phần cung cấp cho nhân dân, du khách những hiểu biết cơ bản về lịch sử văn hóa nhà Trần trong Di sản Tràng An.
Nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, Hành cung Vũ Lâm mang giá trị văn hóa và lịch sử dân tộc quan trọng. Đây không chỉ là căn cứ quân sự thời Trần góp phần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII mà còn là nơi gắn với sự kiện các vua Trần xuất gia tu hành, mở mang Phật giáo. Trước sự biến đổi không ngừng của thời gian, không gian, việc gìn giữ và phát huy các giá trị của địa danh này là yêu cầu cấp thiết.
Sáng 30/12, Ban quản lý Quần thể Danh thắng Tràng An phối hợp với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ tại các địa điểm là Vườn Am và cánh đồng phía sau Đền Thái Vi, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư.
Sau khi tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257) thắng lợi, năm 1258 (Mậu Ngọ) vua Trần Thái Tông vừa tròn 40 tuổi đã hoàn thành sứ mệnh của mình, tạo dựng nước Đại Việt trở thành một quốc gia văn hiến, cường thịnh, theo sách "Thái Vi quốc tế ngọc ký", ông đã nhường ngôi cho Thái tử Hoảng khi đó 18 tuổi lên ngôi và làm Thái Thượng hoàng về Vũ Lâm tu hành. Việc xuất gia của ông không có nghĩa là từ bỏ quyền lực của mình. Ông đánh giá quân Nguyên - Mông đã thua quân Đại Việt năm 1257, nhưng đây là một kẻ thù rất mạnh, rất có thể, chúng sẽ sang xâm lược nước Đại Việt lần nữa. Vì vậy, nước Đại Việt phải chuẩn bị củng cố lực lượng, tập hợp quân sĩ, rèn luyện thường xuyên, tích lũy lương thực, sản xuất vũ khí để đề phòng cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông lần thứ 2.
Dựa vào những ghi chép ngắn ngủi trong sử cũ, từ năm 2014 đến nay, các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Kinh thành đã lần tìm và phát hiện những dấu tích còn sót lại của một hành cung thời Trần mang tên Lỗ Giang tại vùng đất cổ, xưa thuộc xã Thâm Động, phủ Long Hưng, nay là xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình).
Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An vừa phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tổ chức hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật, thám sát thung Nội Lấm thuộc hành cung Vũ Lâm (thời Trần), nằm trong lòng Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An.
Chùa Hành Cung hay còn có tên chữ là Khai Phúc Tự, thuộc thôn Hành Cung, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.