Hàn Quốc cân nhắc nới lỏng thêm quy định phòng chống dịch COVID-19
Nhà chức trách Hàn Quốc cho biết nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở ngoài trời là tương đối thấp, vì vậy cơ quan chức năng đang xem xét gỡ bỏ hoàn toàn quy định đeo khẩu trang ngoài trời.
Có 787 kết quả được tìm thấy
Nhà chức trách Hàn Quốc cho biết nguy cơ lây nhiễm COVID-19 ở ngoài trời là tương đối thấp, vì vậy cơ quan chức năng đang xem xét gỡ bỏ hoàn toàn quy định đeo khẩu trang ngoài trời.
Dù diễn biến cúm mùa vẫn nằm trong sự kiểm soát của ngành y tế, nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, sự gia tăng số ca nhiễm cúm giữa mùa hè tại các tỉnh phía Bắc đã trở thành nỗi lo ngại "dịch chồng dịch" trong cộng đồng.
Nước ta đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, nhất là biến thể phụ BA.5 đang tiến tới chiếm ưu thế trong số các ca mắc. Theo Bộ Y tế, bệnh nhân COVID-19 nặng đang gia tăng, cần 3 yếu tố quan trọng trong điều trị COVID-19.
Sự lưu hành mạnh của biến thể B.A.5 có tốc độ lây lan nhanh hơn 12% so với biến thể cũ, việc giao lưu, đi du lịch nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 là nguy cơ dẫn tới tăng mạnh số ca nhiễm COVID-19.
Chuyên gia nhận định có thể do đặc tính của chủng virus Dengue gây bệnh năm nay hoặc do người dân có sự thay đổi về miễn dịch sau nhiễm Covid-19 khiến những trường hợp mắc sốt xuất huyết diễn biến nặng hơn so năm trước.
Những bệnh nguy hiểm như ung thư, hoặc các bệnh lây nhiễm do virus, có thể gây ra "sự cạn kiệt miễn dịch" ảnh hưởng đến một loại tế bào miễn dịch được gọi là tế bào T.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là thứ thiết yếu trong đời sống, thế nhưng ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư ngày ngày người dân vẫn đang phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm bụi, tiếng ồn. Không những thế, nhiều tuyến đường giao thông ở đây cũng đã xuống cấp nghiêm trọng...
Mùa mưa thời tiết ẩm thấp là điều kiện thuận lợi để virus phát triển và gây bệnh như: Cúm, thủy đậu, tay chân miệng ... Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm virus do sức đề kháng còn yếu.
Thời tiết giao mùa là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh sinh sôi và phát tán. Trong khi, hiện nay, năm học mới 2022-2023 sắp bắt đầu, cần đảm bảo cho trẻ đến trường học tập và vui chơi an toàn. Việc tiêm vắc xin dự phòng có ý nghĩa rất lớn, vẫn là "lá chắn" hữu hiệu giúp bảo vệ trẻ trước đại dịch và nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, tái nổi. Điều này đã và đang được cơ quan chuyên môn và nhiều phụ huynh, học sinh ý thức và thực hiện tốt.
Trước việc lưu hành của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm như cúm A, sốt xuất huyết, Covid-19... có những triệu chứng khá giống nhau, có các xét nghiệm được xem như tiêu chuẩn "vàng" để chẩn đoán xác định bạn có mắc bệnh lý truyền nhiễm hay không.
Sự lưu hành của biến thể mới của chủng Omicron như BA.4, BA.5, BA.2.12.1... có khả năng lây lan và lẩn tránh hệ miễn dịch cao hơn khiến cho số ca nhiễm COVID-19 tăng cao trở lại. Tiêm vaccine vẫn đang là biện pháp dự phòng hữu hiệu nhất, nhưng nhiều người vẫn lơ là, chủ quan.
Chính phủ Israel có chủ trương sống chung hoàn toàn với dịch bệnh COVID-19, khuyến khích tiêm phòng vaccine cho mọi đối tượng, tiến dần tới coi đây là một dịch bệnh theo mùa.
Mặc dù phần lớn các ca nhiễm HIV/AIDS cho đến nay được ghi nhận ở nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam, song lịch sử cho thấy không riêng cộng đồng nào "độc quyền" lây nhiễm căn bệnh thế kỷ này.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong thời gian gần đây, số trường hợp mắc bệnh cúm không có sự khác biệt so với những năm trước đây.
Theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế nêu: trường hợp nghi ngờ và xác định phải cách ly tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày. Rất nhiều người dân lo ngại việc tập trung nhiều người bệnh sẽ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo. Chuyên gia y tế nói gì về việc cách ly này?
Nhân kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2022), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình phối hợp với Hội bảo trợ trẻ em Việt Nam nhiễm Dioxin tại Pháp tổ chức chương trình trao tặng tiền đỡ đầu, học bổng cho nạn nhân chất độc da cam là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong tỉnh.
Trong vài tuần trở lại đây, dịch đậu mùa khỉ bùng phát ngày càng lan rộng và đáng lo ngại. Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, số ca nhiễm đậu mùa khỉ được xác nhận khoảng 5.189 trường hợp ở Mỹ và hơn 22.000 ca mắc trên toàn cầu.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh còn tình trạng xe chở quá tải, quá khổ, phóng nhanh, vượt ẩu, che phủ bạt không hiệu quả chạy trên các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ vừa qua đã phát triển được 2 kháng thể kết hợp chống COVID-19 có thể có tác dụng 2 trong 1 khi điều trị các ca nhiễm biến thể Omicron. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí Cell Research.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, nhiều hãng chế tạo ô tô Nhật Bản như Toyota, Nissan, Honda.. đang trì hoãn việc giao hàng hoặc tạm dừng nhận đơn hàng mới đối với một số mẫu xe, chủ yếu do tình trạng thiếu chip trên thế giới và ảnh hưởng từ làn sóng lây nhiễm thứ 7 của dịch COVID-19 ở Nhật Bản.
Theo các bác sĩ, mùa hè không phải là thời điểm dịch cúm A vì loại vi rút cúm này thường phát triển mạnh vào mùa đông xuân (tháng 3,4 hoặc tháng 9, 10) ở điều kiện thời tiết lạnh, nồm ẩm. Tuy nhiên, những ngày vừa qua, số ca mắc cúm A tăng bất thường, nhất là ở trẻ em, trong khi nhiều bệnh truyền nhiễm khác đang lưu hành có những triệu chứng giống cúm A. Đòi hỏi mỗi người cần theo dõi và phát hiện, điều trị sớm cúm A, không để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Chiến lược viêm gan toàn cầu của WHO được tất cả các quốc gia thành viên tán thành, nhằm mục tiêu giảm 90% ca nhiễm viêm gan mới và 65% cả tử vong từ năm 2016 đến năm 2030.
Theo nhận định của ngành Y tế, cũng như cả nước, tỉnh Ninh Bình đang phải ứng phó với cùng lúc nhiều loại dịch bệnh như COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và dịch đậu mùa khỉ có nguy cơ xâm nhập hiện hữu. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, ngành Y tế Ninh Bình đang chỉ đạo các cơ sở trong ngành tăng cường giám sát sự lưu hành của biến thể phụ BA.4, BA.5 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi khác, hạn chế thấp nhất bùng phát dịch trên diện rộng.
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần có đánh giá xem tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ có phải bệnh truyền nhiễm nhóm A hay không để có kế hoạch về sau.
Ở những người đã tiêm liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 và tiêm một mũi nhắc lại, khả năng bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2 đã suy yếu trong đợt lây nhiễm Omicron.