UBND tỉnh yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay.
Có 787 kết quả được tìm thấy
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch bệnh COVID-19 trong nước có xu hướng gia tăng từ đầu tháng 4 đến nay.
Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Những bệnh như cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn cũng có thể theo đó phát triển.
Theo các chuyên gia y tế, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay được dự báo vẫn diễn biến khó lường. Ngoài dịch COVID-19 , các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tiếp tục xuất hiện và lây lan. Các tác nhân gây bệnh, các chủng vi rút cúm liên tục biến đổi làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin, tiềm ẩn nguy cơ đại dịch... Trước thực tế đó, cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Hoa Lư đã tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch bệnh ở người.
Thời gian qua, các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Y tế đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm giúp người dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ hơn về việc tiêm chủng phòng ngừa các loại bệnh truyền nhiễm. Qua đó góp phần bảo vệ tốt hơn sức khỏe bản thân mỗi người và cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, hạn chế bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm.
Sáng 14/3, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh phối hợp với Văn phòng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và Tổ chức HAI (Help Age International) tại Việt Nam tổ chức buổi thăm quan, học tập trao đổi kinh nghiệm về quản lý bệnh không lây nhiễm cho các bên liên quan thuộc Dự án VIE 688 tại Ninh Bình.
Từ sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đến nay, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin phân tích, bình luận có tính chất suy diễn, xuyên tạc sự việc một số đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước có đơn xin thôi giữ các chức vụ để nghỉ hưu theo quy định. Đúng như các cụ ta xưa từng nói: 'Không ưa thì dưa có dòi". Một sự việc rất tốt, đúng đắn, được mọi người khen ngợi nhưng nếu có ai đó không ưa, ghét bỏ thì sẽ tìm cách suy diễn, nói xấu, xuyên tạc.
Nhận định của ngành Y tế, thời gian tới, tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Các biến chủng, biến thể phụ của vi rút SARS-CoV-2 liên tục biến đổi; miễn dịch do tiêm vắc xin giảm dần theo thời gian. Cùng với đó là việc mở cửa, nới lỏng các chính sách phòng, chống dịch của một số nước trong khu vực sẽ dẫn đến nguy cơ số ca nhiễm COVID-19 gia tăng. Do đó, trong bối cảnh mới, các biện pháp phòng chống dịch cần phải được thực hiện linh hoạt và chủ động.
Ở Việt Nam, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm đã ghi nhận sự xuất hiện của biến thể XBB tại tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo dự báo, trong những tháng mùa đông - xuân cuối năm 2022, đầu năm 2023, tình hình các bệnh dịch truyền nhiễm vẫn có có nguy cơ cao và tiếp tục diễn biến phức tạp. Đặc biệt, thời tiết mùa đông - xuân tạo ra sự thay đổi lớn về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm..., là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, từ đó làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người.
Người cao tuổi (NCT) sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy giảm nên khi thời tiết thay đổi, họ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút..., nhất là vào mùa lạnh, thời tiết rét đậm, rét hại. Theo các bác sĩ, vào mùa đông, các bệnh về viêm phổi, viêm đường hô hấp, các tai biến do tim mạch, các bệnh mạn tính về xương, khớp, đau đầu... thường tăng cao với NCT. Vì vậy, cần đề phòng và chủ động các biện pháp phòng, chống nhằm bảo vệ sức khỏe cho NCT khi trời lạnh.
Từng là huyện có số người nhiễm HIV/AIDS cao nhất tỉnh, những năm gần đây, công tác phòng chống HIV/AIDS được huyện Kim Sơn huy động sự vào cuộc của cả cộng đồng xã hội trong chăm sóc, động viên người mắc bệnh và từng bước giảm dần số ca mắc mới, góp phần đạt mục tiêu Chính phủ đã cam kết trong công tác phòng, chống HIV/AIDS là đến năm 2030 kết thúc dịch HIV/AIDS ở Việt Nam.
Hiện nay, thời tiết bước sang giai đoạn giao mùa, đây là thời điểm các loại virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh
Theo kết quả cuộc nghiên cứu ở Singapore, mặc dù vaccine bất hoạt có thể không hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2, nhưng những vaccine công nghệ cũ này có thể ngăn ngừa bệnh trở nặng.
Trong thời điểm nhiều bệnh truyền nhiễm xuất hiện và có nguy cơ bùng phát thành dịch như hiện nay, việc đảm bảo an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú cho trẻ luôn được các trường mầm non trên địa bàn huyện Nho Quan quan tâm, chú trọng. Qua đó góp phần cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo độ tuổi, nâng cao sức đề kháng, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ.
Hiện nay, miền Bắc đã bước sang giai đoạn mùa thu-đông. Vào thời điểm này, các bệnh thường gặp là cúm A, B, sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản... và một số bệnh truyền nhiễm mới nổi khác. Trong khi đó, dịch bệnh COVID-19 mới chỉ khống chế thành công bước đầu. Nếu người dân lơ là, chủ quan không thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch, nguy cơ "dịch chồng dịch" luôn hiện hữu.
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân của thôn Đông Hạ, Đông Thượng (xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình) vô cùng bức xúc vì tình trạng ô nhiễm môi trường do các hộ chăn nuôi gia súc trên địa bàn gây ra, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người dân. Điều đáng nói là tình trạng này đã được phản ánh từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Với trẻ bị nhiễm Adenovirus điều trị tại nhà, trẻ có thể được sử dụng thuốc như thế nào, cha mẹ cần chú ý những gì khi theo dõi trẻ?
Điều trị trẻ nhiễm Adenovirus chủ yếu là điều trị triệu chứng. Chuyên gia khuyến cáo đặc biệt cần lưu ý những trẻ có nguy cơ nặng khi nhiễm virus này như trẻ có bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, ung thư, sau ghép tạng, béo phì.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4, những ngày qua, trên địa bàn huyện Kim Sơn liên tục có mưa lớn, làm cho môi trường nước ao nuôi thay đổi theo chiều hướng xấu, các loài thủy sản, đặc biệt là con tôm giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh... Do vậy, ngành chuyên môn đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát tình hình, kịp thời hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp để ổn định môi trường, bảo vệ thủy sản thả nuôi.
Hiện nay, dịch sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng mạnh và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở huyện Yên Mô. Trong khi đó dịch COVID-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn, bệnh nhân có nguy cơ đồng nhiễm vi rút COVID-19 và vi rút SXH, gây các biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Thực tế đòi hỏi công tác phòng, chống dịch SXH cần được tăng cường, kiểm soát và siết chặt hơn nữa, không để dịch bệnh bùng phát mạnh trong cộng đồng, đảm bảo sức khỏe người dân.
Hiện đang ở vào thời điểm giao mùa giữa thu và đông, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, cúm A, cúm B, hô hấp, tiêu chảy do vi rút Rota, đặc biệt là vi rút Adeno có xu hướng xuất hiện và gia tăng mạnh. Trước thực tế đó, ngành Y tế chỉ đạo các đơn vị dự phòng, các cơ sở y tế tăng cường các biện pháp giám sát, dự đoán tình hình dịch bệnh, chủ động phòng tránh lây nhiễm chéo tại các bệnh viện, cơ sở điều trị.
Ghi nhận tại các cơ sở y tế, hiện số trẻ đến khám vì các triệu chứng nhiễm virus tăng cao, tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng được chỉ định làm xét nghiệm tìm virus.
Bạn đọc hỏi: Với các ca nghi ngờ nhiễm virus Adeno được làm những xét nghiệm gì để khẳng định?
Hiện chưa có vaccine phòng bệnh do virus Adeno, trong khi nếu trẻ sơ sinh nhiễm virus này sẽ có diễn biến tương đối nặng. Vì thế, cách phòng bệnh do virus Adeno rất quan trọng trong giai đoạn nhiều bệnh lý hô hấp lưu hành hiện nay.
Trước số ca mắc Adenovirus gia tăng, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chủ động xây dựng và cập nhật phác đồ điều trị, giúp mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị cho trẻ.