Có 165 kết quả được tìm thấy
Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh, Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế trên địa bàn khẩn trương rà soát, chủ động thực hiện mua sắm thuốc để bảo đảm sẵn sàng cung ứng kịp thời thuốc phục vụ điều trị, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Từ đầu tháng 9 đến nay thời tiết liên tục có mưa lớn, bất lợi cho việc thu hoạch lúa Mùa cũng như trồng cây vụ Đông. Tuy nhiên vượt lên trên khó khăn này, nông dân huyện Yên Mô đang có nhiều cách làm sáng tạo nhằm khắc phục, đẩy mạnh sản xuất, đón đầu cơ hội lớn về giá khi thị trường rau xanh hiện đang thiếu hụt do ảnh hưởng của mưa bão.
Chung tay với các cấp, các ngành, địa phương trong khắc phục hậu quả mưa bão, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agiribank) chi nhánh huyện Gia Viễn đang thực hiện giảm lãi suất vay và hỗ trợ thêm vốn cho nông dân bị ảnh hưởng.
Do ảnh hưởng của mưa bão, nguồn cung rau xanh trên thị trường phía Bắc đang bị thiếu hụt. Bà con nông dân có thể tận dụng cơ hội này để đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập.
Ngành Nông nghiệp huyện Yên Khánh đang tập trung khắc phục tình trạng ngập úng, khôi phục sản xuất sau mưa bão số 3.
Do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lớn sau bão, nhiều diện tích lúa mùa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đã bị ngã đổ, dập nát... Hiện, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tập trung hướng dẫn nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp tiêu úng, dựng lúa bị đổ, phục hồi diện tích rau màu... nhằm giảm thiểu thiệt hại, sớm khôi phục sản xuất.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lớn sau đó, một số diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả của huyện Nho Quan bị ngập nước, đổ, gẫy... Bà con nông dân đang nhanh chóng triển khai các biện pháp chăm sóc, phục hồi, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Bão số 3 với mức độ cuồng phong đã đi qua, may mắn bão không đổ bộ trực tiếp và trên địa bàn tỉnh cũng chưa ghi nhận thiệt hại lớn do bão. Tuy nhiên, qua công tác ứng phó với Bão số 3 đã khẳng định được năng lực phòng, chống thiên tai của tỉnh với hệ thống chỉ huy thống nhất, các lực lượng hoạt động hiệu quả, người dân có ý thức cao trong phòng, chống thiên tai. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an toàn cho nhân dân và tài sản của nhà nước trong những đợt mưa bão tiếp theo.
Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các sự cố trên lưới điện có thể xảy ra trong mùa mưa bão, Điện lực Kim Sơn (trực thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình) đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn lưới điện.
(TTXVN) - Thời gian gần đây, mưa bão liên tục trút xuống nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực châu Á và Việt Nam. Các chuyên gia khí tượng nhận định, đây là biểu hiện rõ nhất cho trạng thái trung tính (ENSO) khi hiện tượng El Nino chuyển sang La Niña.
Thời tiết diễn biến thất thường, mưa bão là tác nhân xuất hiện các dịch bệnh đặc trưng của mùa. Ngành Y tế thành phố Tam Điệp đã tập trung triển khai các phương án nhằm hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra trên địa bàn.
Mưa, lũ và tác động của các hình thái thiên tai đã tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, ngay khi bắt đầu mùa mưa, bão, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai.
Theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, trong những tháng cuối năm 2024, dự báo biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan, khiến thiên tai diễn biến phức tạp, nhất là mưa, bão, lũ, ngập lụt. Người dân cần trang bị những biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, mưa lớn, ngập lụt, để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản.
Theo quy luật, mùa mưa bão hằng năm diễn ra từ tháng 7-12. Mùa mưa bão năm 2024 được cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định là diễn biến phức tạp, khó lường.
Hiện nay, gần 6.400 ha lúa Đông xuân của huyện Yên Mô đang vào kỳ chín rộ. Để đảm bảo ăn chắc, tránh ảnh hưởng của mưa bão, cũng như giải phóng đất để sản xuất vụ Mùa, bà con nông dân trong huyện đang tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.
Mùa mưa bão là thời điểm rất dễ xảy ra những sự cố trên lưới điện. Để chủ động phòng tránh và xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra, Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình) đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, bước vào mùa mưa bão, dải hội tụ nhiệt đới tiếp tục hoạt động và có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới, bão trên Biển Đông trong tháng 8.
Thực hiện Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND, ngày 10/3/2023 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 43), năm 2023, toàn tỉnh có 500 hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ nhà ở. Trong đó có 331 hộ xây mới, 169 hộ sửa chữa. Đến thời điểm này, đã có 228 ngôi nhà được khởi công xây dựng, nhiều hộ khác đang chọn ngày phù hợp để khởi công trong thời gian sớm nhất.
Gia Viễn là vùng trọng điểm của tỉnh về công tác phòng, chống bão, lũ, nên huyện đã có sự chuẩn bị, triển khai chủ động ngay từ đầu mùa. Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đinh Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Viễn về công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc việc thực hiện phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) trên địa bàn. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
Những năm qua, huyện Yên Mô đã huy động nhiều nguồn lực để cải tạo, nâng cấp, xây mới các công trình phòng, chống thiên tai, khi đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả góp phần đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, do biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, bất thường nên để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, việc đảm bảo hạ tầng phòng, chống thiên tai cần tiếp tục được quan tâm, chú trọng hơn nữa.
Để phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi mùa mưa bão sắp đến gần, Công ty Điện lực Ninh Bình đã chuẩn bị các phương án, xây dựng kịch bản và nguồn nhân lực, vật lực, sẵn sàng đối phó với các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục.
Mùa mưa bão là thời điểm rất dễ xảy ra những sự cố trên lưới điện. Để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết, xử lý kịp thời các sự cố có thể xảy ra, ngành Điện lực đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng.
Bước vào mùa mưa bão cùng với sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra phức tạp, gây nên thời tiết cực đoan, rất khó dự báo, thiệt hại xảy ra khó lường. Để chủ động phòng tránh, ứng phó và nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, phóng viên Báo có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác chỉ đạo điều hành và đôn đốc việc chủ động trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) trên địa bàn.