Tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
Ngày 30/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
Có 10 kết quả được tìm thấy
Ngày 30/11, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
Hiện nay, mạng lưới tổ hòa giải được củng cố và phát triển ở 100% thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 1.678 tổ hòa giải/1.673 thôn, xóm, tổ dân phố, với 10.580 hòa giải viên.
Sự ra đời của Luật Hòa giải ở cơ sở đã đánh dấu bước phát triển quan trọng của pháp luật về hòa giải ở cơ sở; khẳng định vị trí, vai trò không thể thiếu của công tác hòa giải trong đời sống cộng đồng dân cư. Đồng thời là cơ sở pháp lý để cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho công tác hòa giải ở cơ sở. Thông qua công tác hòa giải ở cơ sở góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân; hỗ trợ đắc lực cho chính quyền địa phương trong quản lý đời sống xã hội, giữ gìn an ninh trật tự.
Ngày 10/5, Sở Tư pháp- cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm Luật Hòa giải ở cơ sở. Đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh dự và chủ trì hội nghị; cùng dự có các thành viên HĐPHPBGDPL tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành có liên quan và các cá nhân, tập thể được UBND tỉnh khen thưởng trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Tam Điệp ngày càng đi vào nề nếp; nhiều vụ mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh được giải quyết ngay tại cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở, giữ vững tình hình an ninh trật tự tại địa phương, giảm thiểu đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp.
Ngày 6/6, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức Đoàn giám sát việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở tại địa bàn thành phố Tam Điệp. Đồng chí Bùi Văn Hiền, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn.
Ngày 5/6, đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh do đồng chí Đỗ Việt Anh, TUV, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành luật tại xã Khánh Thượng và UBND huyện Yên Mô. Dự buổi giám sát có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội luật gia, Sở Tư pháp và một số sở, ngành có liên quan.
Chiều ngày 10/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Kế hoạch giám sát việc tổ chức thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hội thi "Hòa giải viên giỏi" toàn quốc lần thứ III được Bộ Tư pháp phát động trên toàn quốc nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân.
Ngày 13-3, huyện Yên Mô đã tổ chức hội nghị triển khai Luật hòa giải ở cơ sở, Luật giáo dục quốc phòng và an ninh cho các trưởng phòng, ban, ngành, đoàn thể; chủ tịch UBND, MTTQ các xã, cán bộ tư pháp hộ tịch, xã đội trưởng và tuyên truyền viên các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.