Tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Lư
Lễ hội Hoa Lư năm 2022 được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, với vị thế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 9 - 11/4/2022 (tức ngày 9-11/3 năm Nhâm Dần).
Có 432 kết quả được tìm thấy
Lễ hội Hoa Lư năm 2022 được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, với vị thế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ 9 - 11/4/2022 (tức ngày 9-11/3 năm Nhâm Dần).
Chỉ còn 1 tuần nữa là chính thức diễn ra Lễ hội Hoa Lư năm 2022. Năm nay, Lễ hội vẫn được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, với vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ 9-11/4 (ngày 9-11/3 năm Nhâm Dân), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.
Đúng vào ngày Thể thao Việt Nam 27/3, tại Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An đã diễn ra giải chạy "Dấu ấn di sản marathon năm 2022". Giải do Công ty cổ phần tổ chức sự kiện thể thao và du lịch POWER ME phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình tổ chức.
Trong 2 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, nhưng công tác quảng bá, tuyên truyền về hình ảnh du lịch Ninh Bình nói chung và Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng vẫn được chú trọng đầu tư cả về kinh phí và đổi mới phương thức tổ chức, qua đó hình ảnh du lịch Ninh Bình vẫn được đánh giá cao và trở thành điểm du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Sáng 23/12, Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình tổ chức bế mạc triển lãm "Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống".
Tối 17/12, tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc "Triển lãm di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống".
Hai năm qua, với phương châm "hãy để lòng đất cất lên tiếng nói của lịch sử", với sự hỗ trợ từ các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Đặc biệt, công tác khảo cổ học đã có nhiều phát hiện quan trọng với những giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt tại Khu di tích Cố đô Hoa Lư.
Mục tiêu Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam 2021-2030 là 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh, 100% các di tích quốc gia đặc biệt được số hóa.
Ninh Bình là tỉnh có nhiều loại hình di sản văn hóa khảo cổ từ thời tiền sơ sử cách ngày nay hàng vạn năm cho đến giai đoạn lịch sử cách mạng, từ những di tích khảo cổ hang động cổ sinh, cổ nhân đến những di chỉ cư trú hang động, mái đá, di chỉ cư trú - mộ táng ngoài trời, kinh đô cổ với những dấu tích thành quách, cung điện cùng rất nhiều di tích đình, đền, chùa… còn đang hiện hữu.
Hiện trên địa bàn huyện Yên Khánh có 194 di tích đã được xếp hạng. Trong đó, có 56 công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa (12 di tích cấp Quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh). Bên cạnh những yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, các di tích còn mang ý nghĩa tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân, các danh nhân đã có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó đòi hỏi công tác quản lý và phát huy các giá trị di tích, di sản văn hóa cần được quan tâm, thực hiện tốt.
Những năm qua, công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể luôn được các cấp, ngành trong tỉnh quan tâm, đầu tư, bước đầu đã phát huy được giá trị của tài nguyên du lịch tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo cơ bản đáp ứng được nhu cầu khách du lịch. Đặc biệt, Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014 đã khẳng định kết quả công tác bảo tồn di sản và mở ra cơ hội khai thác giá trị di sản để phát triển du lịch, giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế.
Trong 2 ngày từ 28/4 - 29/4, 165 nghệ sỹ nhiếp ảnh của 12 tỉnh, thành phố đã về Ninh Bình tham dự Chương trình photo tour và cuộc thi sáng tác ảnh đẹp "Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An mùa lễ hội". Hàng vạn bức ảnh đã được sáng tác trong dịp này. Tuy nhiên, để được xem xét chấm giải, các tác phẩm phải lọt vào top 100 bức ảnh đẹp được nhiều người quan tâm nhất.
Nhằm tôn vinh những giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An thông qua các bức ảnh nghệ thuật, Sở Du lịch phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức chương trình photo tour và cuộc thi sáng tác ảnh đẹp với chủ đề "Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An mùa lễ hội" trong 2 ngày (từ ngày 28 và 29/4/2021).
Ninh Bình có Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới quần thể danh thắng Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long... Đây là nguồn vốn tự nhiên quý giá để tỉnh phát triển loại hình du lịch trải nghiệm gắn với giáo dục bảo vệ thiên nhiên. Tuy nhiên để đưa loại hình du lịch này trở thành hợp phần quan trọng của ngành kinh tế du lịch, là chất xúc tác cho sự thay đổi tích cực trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững trong tương lai thì Ninh Bình còn nhiều việc phải làm.
Được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Ninh Bình, mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Viện Khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam và các chuyên gia về Di sản Văn hóa thực hiện nghiên cứu khai quật khảo cổ tại di tích Cố đô Hoa Lư và các địa điểm mộ gạch Đền Hạ (Gia Lâm), Đồi Cò (Gia Tường) và Đồi Chùa (Liên Sơn) ở các huyện Hoa Lư, Nho Quan và Gia Viễn.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia xây dựng ichLinks, nền tảng chia sẻ thông tin về di sản văn hóa phi vật thể tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương mới được ra mắt gần đây.
Sáng 23/3, tại Nhà văn hóa xã Gia Lập, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Viễn, Trường THCS Gia Lập tổ chức chương trình đưa di sản văn hóa đến trường học với chuyên đề "Kinh đô Hoa Lư".
Vốn là vùng đất được nhiều người biết đến bởi cảnh quan thiên nhiên phong phú. Về Ninh Bình những ngày đầu xuân, du khách có cơ hội được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp tại các khu, điểm du lịch nổi tiếng như: Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, chùa Bái Đính, động Am Tiêm, cố đô Hoa Lư…
Không chỉ nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên phong phú, trong đó có Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, ở Ninh Bình còn có hàng trăm lễ hội mang bản sắc riêng có, diễn ra tưng bừng, sôi động ngay từ những ngày đầu mùa xuân, tạo thêm điểm nhấn quyến luyến lòng người, gợi nhớ về nguồn cội của người dân đất Việt.
Những năm qua, thực hiện chủ trương, chính sách của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử vùng đất Cố đô Hoa Lư đã gặt hái những kết quả đáng ghi nhận.
Phát huy thế mạnh là địa phương sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh, khu, điểm du lịch nổi tiếng, trong đó có Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã có nhiều giải pháp để đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về hình ảnh, con người, văn hóa vùng đất cố đô thông qua các hoạt động văn hóa đối ngoại.
Ninh Bình là địa phương lưu giữ được nhiều lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc. Các lễ hội ở Ninh Bình trải dài các tháng trong năm, mỗi lễ hội có những đặc trưng riêng khiến người về dự hội luôn cảm nhận được không gian văn hóa riêng có của từng vùng, miền, địa phương… Đặc biệt, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đã và đang được quan tâm bảo tồn nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số.
Triển lãm nhằm giới thiệu tới người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế về các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam; thúc đấy mong muốn đến khám phá, tìm về cội nguồn của những di sản qua đó góp phần quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam.