Có 854 kết quả được tìm thấy
Nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân và du khách, từ ngày 12/5 Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã khai trương "Chuyến xe Di sản" miễn phí đón trả khách tại một số điểm du lịch.
Với chủ đề "Tràng An kết nối các di sản", sáng 7/5, (tức ngày 18/3, năm Quý Mão), Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường long trọng tổ chức Lễ hội Tràng An năm 2023 tại Khu du lịch sinh thái Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới.
Những ngày này, cả nước đang tưng bừng, hân hoan đón ngày Lễ giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Đối với tỉnh Ninh Bình, đây cũng là thời gian tổ chức kỷ niệm 1055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2023) và Lễ hội Hoa Lư năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm, thể dục, thể thao, du lịch, quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế - xã hội của tỉnh. Lễ hội Hoa Lư đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nói riêng và của cả nước nói chung.
Chiều 26/3, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của tổ chức UNESCO do ông Lazare Eloundou, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới làm trưởng đoàn.
Di sản Tràng An là khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm các hành vi xây dựng trái phép. Tuy nhiên trong những năm qua, hoạt động này diễn ra phức tạp gây bức xúc trong nhân dân và khó khăn trong công tác quản lý. Nhằm giải quyết triệt để tình trạng này, huyện Hoa Lư đã tăng cường nhiều giải pháp, nhờ đó ý thức người dân đã nâng lên rõ rệt.
Xuân đương chín, men xuân hãy còn bịn rịn Giêng Hai, nghĩa là còn cơ hội cho người người thung thăng du lãm, chiêm bái đền chùa, dạo xem phong cảnh, gặp gỡ tao nhân mặc khách, tham gia những canh hát chay, hát mộc miên man, nối tiếp từ chạ anh sang chạ em, hòa mình vào không khí hội hè đình đám rộn ràng khắp miền đất thơm danh hương di sản Bắc Ninh- Kinh Bắc...
Đúng 80 năm về trước, tháng 2/1943, Đề cương Văn hóa Việt Nam - văn kiện chính thức đầu tiên về công tác văn hóa, văn nghệ do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Cho đến nay, giá trị và tính hiện thực của bản Đề cương này vẫn còn nguyên giá trị.
Từ ngày 13/2 đến ngày 28/2, tại thành phố Bắc Ninh và các địa phương trong tỉnh Bắc Ninh diễn ra khoảng 30 hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, trải nghiệm các trò chơi dân gian, ẩm thực truyền thống... trong Chương trình Festival "Về miền Quan họ - 2023".
Chiều 16/2, tại Trường THCS Trường Yên (huyện Hoa Lư), Bảo tàng Ninh Bình phối hợp với nhà trường tổ chức chương trình "Đưa di sản văn hóa đến trường học".
Ninh Bình với nhiều danh lam thắng cảnh nên đẹp quanh năm. Nhưng mùa xuân sẽ là mùa đẹp nhất, bởi ngoài cảnh đẹp của núi non, sông nước còn có sự đặc sắc của các lễ hội lớn, nhỏ trên vùng đất cố đô Hoa Lư nghìn năm văn hiến. Hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 228 lễ hội lớn, nhỏ ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong số đó, có 2 lễ hội được tổ chức với vị thế là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là Lễ hội Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư và Lễ hội làng Bình Hải, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô.
Vùng đất Ninh Bình được coi là cái nôi của nhiều lễ hội dân gian đặc sắc. Hiện trên địa bàn tỉnh có 228 lễ hội lớn, nhỏ ở 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Trong số đó, có hai lễ hội được tổ chức với vị thế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Lễ hội Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư và Lễ hội làng Bình Hải, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô) và nhiều lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, không chỉ thu hút sự tham gia của người dân mà còn hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tại lễ tổng kết công tác văn hóa cuối năm 2022, có một sự kiện rất đáng chú ý là việc hai nghệ nhân Vũ Văn Phó và Vũ Xuân Năng, quê xã Yên Phong, huyện Yên Mô được trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" vì đã có cống hiến suất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn phi vật thể của dân tộc. Sự kiện này với hai nghệ nhân là niềm vui lớn, là sự ghi nhận hoàn toàn xứng đáng cho những đóng góp trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật quần chúng của họ.
Trong guồng quay hối hả của cuộc sống đương đại, thật đáng trân trọng và tự hào khi vẫn có những người trẻ bằng tình yêu, đam mê với văn hóa truyền thống đã không ngừng sáng tạo để làm nên những sản phẩm vừa hiện đại, vừa dân tộc, góp phần lan tỏa giá trị của di sản ông cha đến công chúng hôm nay. Và những người trẻ đến từ Vạn Thiên Y chính là một phần trong số đó.
Năm Du lịch Quốc gia 2023 hướng đến sản phẩm xanh, năng lượng sạch, tạo ra môi trường thân thiện, an toàn cho sức khỏe, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Công tác số hóa di sản ở Ninh Bình đã và đang được các cơ quan, đơn vị, các Trung tâm bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa quan tâm thực hiện. Trong đó, yêu cầu đặt ra là để việc số hóa di sản thật sự có ý nghĩa, ngoài việc lưu giữ để bảo tồn, thì vấn đề quan trọng là phải phát huy giá trị di sản. Trong đó, việc xây dựng hệ thống tương tác trên thiết bị thông minh, ứng dụng QR Code, nhận dạng ảnh, nhận dạng 3D, trải nghiệm đa phương tiện... phục vụ khách tham quan trải nghiệm, khám phá về di tích một cách tiện lợi nhất trên điện thoại thông minh.
Hơn 40 bức ký họa nhịp sống, di sản ở Sài Gòn được trưng bày trước Bưu điện thành phố, thu hút khách tham quan, sáng 11/12.
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, lập và trình hồ sơ, hệ thống ma nhai (văn tự khắc trên vách đá) tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Sáng 1/12, tại huyện Yên Mô, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND huyện Yên Mô tổ chức hội thảo khoa học "Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật hát Xẩm ở Ninh Bình".
Tối 27/11, tại Quảng trường Hùng Vương, tỉnh Bạc Liêu long trọng khai mạc Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 (gọi tắt là Ngày hội) với chủ đề "Bạc Liêu kết nối tinh hoa di sản và khát vọng phát triển".
10h40 sáng nay (26/11), 20/20 thành viên tham gia phiên họp MOWCAP lần thứ 9, đã bỏ phiếu đồng ý ghi danh di sản "Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943)", thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Với thông điệp "Mang thế giới đến Việt Nam", vòng Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Du lịch thế giới 2022 do Việt Nam đăng cai tổ chức đã diễn ra theo lịch trình đi qua 5 tỉnh, thành phố lớn, gồm Hà Nội - Ninh Bình - Phú Thọ - Sơn La và Vĩnh Phúc. Tại tỉnh Ninh Bình, từ ngày 16- 19/11, các người đẹp đã trải nghiệm các hoạt động trong khuôn khổ cuộc thi và đặc biệt tham gia vào chuỗi các sự kiện Festival Ninh Bình 2022-Tràng An kết nối di sản.
Chiều 23/11, tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế tổ chức trưng bày Triển lãm mỹ thuật chủ đề "Làng cổ Phước Tích qua góc nhìn của Mỹ thuật tạo hình", nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.
Trong khuôn khổ dự án thúc đẩy du lịch bền vững tại Tràng An, sáng 24/11, Văn phòng UNESCO Hà Nội và UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi "Kể chuyện Di sản qua tranh" từ tháng 11/2020 đến tháng 4/2021.