7 nhiệm vụ trọng tâm của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia
(Theo TTXVN)- Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ I (2025-2030) ngày 22/3/2025, tại Hà Nội.
Có 39 kết quả được tìm thấy
(Theo TTXVN)- Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất, nhiệm kỳ I (2025-2030) ngày 22/3/2025, tại Hà Nội.
Ngày 25/2, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc dự buổi lễ. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi lễ.
(Theo TTXVN) - Hiện đã xác thực trên 98,5 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là kết quả triển khai Đề án 06, được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết ngày 27/9.
Để triển khai đồng bộ, đạt mục tiêu đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia vào khai thác, sử dụng từ quý IV/2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tập trung thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thực hiện Nghị định số 59/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử, Công ty Điện lực Ninh Bình đã đẩy mạnh việc sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp nhận và giải quyết các dịch vụ điện.
Thực hiện Văn bản số 954, ngày 12/3/2023 của Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai các biện pháp đảm bảo đến ngày 31/3/2023, tất cả các thuê bao đang hoạt động đều có thông tin thuê bao đúng quy định và trùng khớp với thông tin được đối soát với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các doanh nghiệp viễn thông di động trên địa bàn tỉnh đã và đang rà soát, đối chiếu, xác thực thông tin của các thuê bao, hướng tới môi trường di động an toàn, văn minh, góp phần trong công tác thực hiện chuyển đổi số của tỉnh.
Năm 2022 là năm đầu triển khai thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (gọi tắt là Đề án 06). Đến ngày 27/5/2022, tỉnh Ninh Bình đã tổ chức kết nối chính thức cổng dịch vụ công tỉnh, hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh, là 1 trong 3 tỉnh kết nối chính thức đầu tiên trên cả nước.
Ngày 27/5, tại Trung tâm dữ liệu (Sở Thông tin và Truyền thông) đã diễn ra hoạt động Triển khai kết nối chính thức Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử tỉnh Ninh Bình với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Thời gian qua, Công an thành phố Ninh Bình đã tập trung thực hiện hiệu quả 2 Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án Sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân, tạo nền tảng quan trọng để triển khai thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu năm 2022. Qua đó góp phần nhằm xác thực, kết nối các dữ liệu, khai thác phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu người dân chỉ khai báo thông tin một lần với cơ quan Nhà nước trong thực hiện các thủ tục hành chính.
Trong quý 1, hàng loạt tiện ích được khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được Bộ Công an và các đơn vị liên quan hoàn thành và đưa vào ứng dụng trong thực tế để đơn giản thủ tục hành chính.
Người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và được cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, sẽ được cấp hộ chiếu vaccine.
Một trong những quan điểm xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập là sử dụng công nghệ số vào việc kiểm soát tài sản, thu nhập phù hợp với Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm hiện đại hóa, chuyển đổi số công tác kiểm soát tài sản, thu nhập, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, các quy trình hệ thống hóa.
Theo kế hoạch của Bộ Nội vụ, kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thực hiện vào tháng 6/2022.
Việc triển khai thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử và hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư có thể xem là cuộc chuyển đổi số về thông tin, dữ liệu cá nhân quy mô nhất tại Việt Nam từ trước tới nay.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc, một trong 6 nền tảng quan trọng cho xây dựng Chính phủ điện tử.
Mốc thời gian ngày 1/7/2021, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư đi vào vận hành không chỉ là mục tiêu quan trọng trong triển khai dự án mà còn thể hiện quyết tâm, nỗ lực của ngành Công an trong việc kiến tạo nền tảng cho chuyển đổi phương thức quản lý dân cư từ thủ công sang hiện đại, chuyển từ hộ khẩu giấy sang quản lý thông qua số định danh cá nhân theo quy định của Luật Cư trú (sửa đổi).
Ngày 11/12, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 336/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc phát triển ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.
Bắt đầu từ ngày 1/12, hệ thống đăng ký xe của lực lượng Cảnh sát giao thông cả nước được tích hợp trực tuyến với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, thuận tiện.
Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp thống nhất về việc chia sẻ, xác thực thông tin tiêm vaccine phòng COVID-19 trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Ngày 2/4, thay mặt Giám đốc Công an tỉnh, đại tá Vũ Anh Thiều, Phó Giám đốc Công an tỉnh đã đến động viên, khen thưởng đột xuất cho Công an huyện Yên Mô vì đã có thành tích xuất sắc trong 20 ngày đầu ra quân thực hiện Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án sản xuất, cấp, quản lý CCCD gắn chíp điện tử.
Thời gian qua, Công an huyện Gia Viễn đã phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, huy động tối đa lực lượng và triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để rà soát, thu thập, chỉnh sửa thông tin dân cư, đảm bảo đúng tiến độ. Qua đó, góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý Nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Sau 1 năm triển khai Cổng dịch vụ công Quốc gia, tỉnh Ninh Bình đã cung cấp 2.046 dịch vụ công, trong đó: 664 dịch vụ công mức độ 3 và 570 dịch vụ công mức độ 4; 100% thủ tục hành chính (TTHC) của tỉnh đã được cập nhật, chuẩn hóa, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; 100% quy trình giải quyết TTHC của tỉnh đã được tin học hóa cung cấp công khai trên Cổng dịch vụ công và hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh. Qua đó, góp phần giảm sự tiếp xúc giữa người dân, doanh nghiệp với cán bộ thực thi công vụ, tạo môi trường hành chính hiện đại, minh bạch.
Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức đi vào hoạt động ngày 9/12/2019, gồm 6 phần chính: cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; xác thực, đăng nhập một lần; thanh toán trực tuyến; hệ thống phản ánh, kiến nghị cho người dân, doanh nghiệp; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương; hỗ trợ trực tuyến và Tổng đài hỗ trợ. Để triển khai thực hiện, Ninh Bình đã có nhiều giải pháp thực hiện kết nối, tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến các dịch vụ nhằm đẩy mạnh việc thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4, giúp người dân tiết kiệm chi phí, giảm thời gian đi lại và tăng tính minh bạch trong thu ngân sách.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 77/2020/NĐ-CP quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động.