Hành trình 10 năm vừa phượt vừa vẽ của họa sĩ Lâm Sơn Thân
Triển lãm 'Du ngoạn' như một thước phim đẹp của họa sĩ Lâm Sơn Thân để anh có thể hồi tưởng những cảm xúc vui buồn trong mỗi chuyến vừa đi khám phá vừa sáng tác của mình.
Có 123 kết quả được tìm thấy
Triển lãm 'Du ngoạn' như một thước phim đẹp của họa sĩ Lâm Sơn Thân để anh có thể hồi tưởng những cảm xúc vui buồn trong mỗi chuyến vừa đi khám phá vừa sáng tác của mình.
Triển lãm "Những ánh mắt" đem đến cho công chúng Hà Nội các tác phẩm hội họa về trẻ em vùng cao của họa sĩ Nguyễn Anh Vũ, diễn ra tại Hội quán Cơm Có Thịt, số 88 phố Vũ Trọng Khánh, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội. Tiền bán tranh sẽ được họa sĩ trích lại một phần ủng hộ Quỹ Trò nghèo vùng cao.
"Non Côi sông Vị" là triển lãm đầu tiên có quy mô lớn của mỹ thuật Nam Định tại Hà Nội, với sự tham gia của 25 họa sĩ Nam Định cùng 59 tác phẩm thuộc nhiều phong cách, thể loại.
Triển lãm "MetaReverse - Tái sinh" ghi dấu ấn hành trình đổi thay và đến với hội họa của họa sĩ CAT - Đào Anh Thơ đã chính thức mở cửa tại Lunet Art Galerie, 63-65 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội, với những bức vẽ lộng lẫy, ẩn chứa nhiều thông điệp và năng lượng sáng tạo, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách tham quan.
Tại Thăng Long Gallery (số 41 Hàng Gai, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm nghệ thuật của họa sĩ Phùng Phẩm và cuốn sách về nghệ thuật của ông, nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Thăng Long Gallery - một trong những phòng tranh lớn, lâu đời ở Hà Nội.
Từ ngày 10/9 đến 1/10, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (27 Quang Trung, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) giới thiệu tới công chúng yêu hội họa những tác phẩm mới của họa sĩ Ando Saeko trong triển lãm sơn mài mang tên "Trăng".
Dòng thời gian ấy không chỉ trải dài theo 3 cuộc chiến, mà còn tiếp nối trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sau này, với nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc cùng tham gia.
Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 23/8, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tiếp nhận 3 tác phẩm tranh sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh của họa sĩ Văn Giáo. Hiện vật được trao tặng từ ông Đoàn Văn Đức, Phó Chánh Văn phòng Thành ủy Hà Nội và gia đình ông Nguyễn Văn Đức, con trai họa sĩ Văn Giáo.
Họa sĩ Trang Phượng từng nói: "Tôi vẽ tranh không chỉ cho riêng mình mà còn vẽ cho anh em, đồng đội của tôi không may đã ngã xuống".
Với cái tên độc đáo "Còn lại gì phía sau trực tràng? - Chương 2: Cuộc bài tiết vĩ đại", Tèo Phạm mời gọi khán giả khám phá thế giới nghệ thuật bằng nhiều cách: đứng, ngồi, lăn, lê, bò, toài để cảm nhận các tác phẩm một cách trọn vẹn.
Cuốn sách "Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc - Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương" do chính con trai ông, họa sĩ, dịch giả Trịnh Lữ chắp bút, vừa được Omega Plus giới thiệu trang trọng tại không gian trưng bày chính những bức tranh của ông, bên trong Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, Hà Nội.
Tranh minh họa là một phần không thể thiếu của báo chí, đặc biệt là trong mảng báo chí văn hóa, văn nghệ, hoặc dành cho các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Song song cùng triển lãm "Nghệ thuật minh họa báo chí và xuất bản toàn quốc 2023" do Chi hội Đồ họa 2, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, cuộc tọa đàm về vẽ tranh minh họa báo chí đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo các họa sĩ tên tuổi.
Họa sĩ Lê Sa Long cho biết, khi đặt bút vẽ những nét đầu tiên cho mỗi bức tranh, ông mong muốn lưu giữ nụ cười, ánh mắt và khuôn mặt của những người cầm bút viết lên sự thật, đấu tranh với cái xấu cái ác. Bên cạnh đó, những hành động, việc làm của họ ngoài đời vì cuộc sống cộng đồng cũng là điều họa sĩ rất cảm phục.
Với Ly Trần, cầm cọ không chỉ là một thói quen mà là động lực lớn thôi thúc cô dám sống, dám yêu, dám thể hiện những cảm xúc thực với hội họa.
Sở hữu gần cả trăm bức, có thể nói nhà sưu tập Trương Văn Thuận hiện đang là người nắm giữ nhiều nhất các phác thảo, ký họa của họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Họa sĩ gạo cội Đinh Quân tổ chức triển lãm tranh sơn mài "Thiên Khải" - lấy cảm hứng từ vũ trụ.
Từ ngày 14 đến 21/5, tại Trung tâm triển lãm Văn hóa - Nghệ thuật Việt Nam, (sỗ 29 Hàng Bài, Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm mang tên "Xứ Mường", của 5 tác giả đều sinh ra, hoặc lớn lên từ cái nôi văn hóa Mường Hòa Bình.
Lần đầu tiên, giới yêu mỹ thuật tại Đà Nẵng và người dân, du khách đã được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm tranh đồ họa về căn bệnh Parkinson tại triển lãm Finding Parkinson của David Thomas và Tranh đồ họa của nhóm nghệ sĩ Boston. Triển lãm khai mạc chiều tối nay (17/4), tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.
Chiều 25/3, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm "Nghệ thuật sen Việt 2023 - Vẻ đẹp thuần khiết" trưng bày 75 bức tranh sen của họa sĩ Nguyễn Thị Kim Đức.
Triển lãm mang tên "Home" vừa khai mạc cuối tuần này tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giống như một mái nhà ấm áp của gia đình họa sĩ Hoàng Định, với các tác phẩm của cả 5 cha con quây quần, mỗi người một vẻ, một sắc, rực rỡ trong những ngày cuối xuân.
Triển lãm mang tên "Cuộc viễn du sắc màu" của hai họa sĩ Văn Dương Thành và Julia Oh mang đến cho người xem những cảm xúc đặc biệt. Triển lãm đang mở cửa tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.
Hội ngộ cùng đồng nghiệp ở hàng chục triển lãm chung, từng đoạt giải nhất với tác phẩm Linh cảm niềm đau ở Triển lãm mỹ thuật đương đại tiểu vùng sông Mê Kông lần thứ 1 tổ chức tại Thái Lan (năm 2012), nhưng đây là lần đầu tiên nữ họa sĩ Đặng Thị Phượng có "cuộc chơi" cho riêng mình khi đưa sắc màu hành phương Nam.
Triển lãm mang tên "Vân du" với các tác phẩm sơn mài của họa sĩ Trần Tuấn Long về tín ngưỡng thờ Mẫu sẽ diễn ra tại tại Trung tâm Nghệ thuật Thành Đông Babeeni, đường Trường Chinh, phường Tân Bình, thành phố Hải Dương vào chiều 8/3 tới.
Bộ tranh vẽ minh họa "Đại Lễ phục triều đình An Nam" do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân thực hiện dưới triều vua Thành Thái, sau đó lưu lạc và thuộc sở hữu của một phòng trưng bày ở Singapore. Nhà nghiên cứu Trần Minh Nhựt đã nghiên cứu bộ tranh này và đưa kết quả nghiên cứu vào cuốn sách "Nghệ thuật minh họa áo mũ thời Nguyễn đầu thế kỷ XX" do Omega+ ấn hành.
Hai bức sơn mài của Phùng Phẩm theo bà Ellen Berends - nguyên phó đại sứ Hà Lan tại Việt Nam - chu du nhiều nơi, về nước sau 20 năm.