Tại điểm cầu Ninh Bình, dự hội nghị có đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Lãnh đạo các sở, ngành và địa phương trên địa bàn.
Báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết: Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có tốc độ tăng trưởng kinh tế 06 tháng đạt 3,74%, cao hơn mức bình quân của cả nước (1,81%). Tổng thu ngân sách Nhà nước ( NSNN) trên địa bàn đạt 284,185 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,5% tổng số thu cả nước, đạt 52,3% dự toán. Xuất khẩu đạt 49,326,4 tỷ USD, chiếm 33,42% cả nước, đạt 50,15% kế hoạch, tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư FDI đăng ký trong 7 tháng đạt 5,824 tỷ USD, chiếm 30,95% cả nước với 1.733 dự án, chiếm 25,87% cả nước…
Về đầu tư công, theo Quyết định số 1706/QĐ-TTg ngày 29/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, vùng ĐBSH được giao 88.506,834 tỷ đồng (các địa phương giao 110.082,163 tỷ đồng), chiếm 24,21% tổng số vốn giao kế hoạch 2020 của cả nước, bao gồm: Vốn NSĐP 75.326,087 tỷ đồng (địa phương giao 97.748,359 tỷ đồng).Vốn NSTƯ 13.180,747 tỷ đồng (địa phương giao 12.333,804 tỷ đồng), trong đó: Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực 5.480,504 tỷ đồng; Vốn CTMTQG 1.800,443 tỷ đồng; Vốn ODA 5.899,8 tỷ đồng. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân 8 tháng của vùng ước đạt 57,4% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong đó: Vốn cân đối NSĐP ước đạt 60,6%; vốn NSTƯ trong nước ước đạt 51,1%; vốn ODA ước đạt 23,51%. Như vậy, công tác giải ngân trong 8 tháng năm 2020 của khu vực đồng bằng sông Hồng cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 49,1%.
Đối với tỉnh Ninh Bình, giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS 2010) 6 tháng đạt gần 38,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2019, đạt gần 48% kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư phát triển thực hiện 6 tháng đạt trên 10,6 nghìn tỷ đồng, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 42,9% kế hoạch năm (trong đó: vốn ngân sách Nhà nước đạt 1.098 tỷ đồng, tăng 71,5%; vốn tín dụng đạt 184 tỷ đồng, gấp 12,8 lần; vốn trái phiếu Chính phủ đạt 343,4 tỷ đồng, gấp 4,9 lần; vốn ngoài Nhà nước đạt 8.098 tỷ đồng, giảm 7,3%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 837,8 tỷ đồng, giảm 20,4%).
Tổng thu ngân sách đến ngày 20/7/2020 đạt 10.603,3 tỷ đồng, đạt 73,4% dự toán, tăng 18,6% so với cùng kỳ…
Về nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 do địa phương quản lý: Tính đến 30/7/2020, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 do tỉnh Ninh Bình quản lý đã giao là 3.235,719 tỷ đồng.
Về tình hình giải ngân: Vốn ngân sách Trung ương đầu tư theo các chương trình mục tiêu: 237,688 tỷ đồng, bằng 39,82% kế hoạch vốn, gồm: Giao đợt 1 đầu năm (287,6 tỷ đồng) đã giải ngân 82,65%; giao đợt 2 (cho 1 dự án với tổng mức vốn là 110 tỷ đồng) và giao đợt 3 (cho 4 dự án với tổng mức vốn là 199,269 tỷ đồng) đều chưa tiến hành giải ngân. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân đạt 91,482 tỷ đồng, bằng 38,8% kế hoạch vốn giao. Vốn chương trình MTQG giải ngân đạt 87,047 tỷ đồng, bằng 39,27% kế hoạch vốn giao. Vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân đạt 2.320,473 tỷ đồng, đạt 106,37% kế hoạch vốn giao; trong đó, số vốn giải ngân vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 430,309 tỷ đồng, bằng 33,17% kế hoạch.
Trên cơ sở dự kiến nhu cầu đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2021 là 4.040,36 tỷ đồng (tăng 18,8% so với kế hoạch năm 2020), gồm: Vốn ngân sách Trung ương 1.499,529 tỷ đồng; Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 350,0 tỷ đồng; Vốn nước ngoài (ODA) 258,94 tỷ đồng; Vốn cân đối ngân sách địa phương 1.931,891 tỷ đồng.
Hội nghị đã dành nhiều thời gian cho các đại biểu các tỉnh, thành tham gia đóng góp ý kiến về các nội dung: Tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH và đầu tư công 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2020; đề xuất các giải pháp, chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và các nguồn vốn khác năm 2020; trao đổi và giải đáp các khó khăn vướng mắc, kiến nghị của các địa phương liên quan đến những nội dung này.
Hội nghị triển khai nhằm thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2021; Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2021 - 2025; Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Đinh Chúc- Anh Tuấn