Cùng dự có Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo một số Ban của Đảng, Ủy ban của Quốc hội; đại diện các cơ quan quản lý KHCN (viện, trường, trung tâm). Tham dự tại đầu cầu Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở KH&CN và một số Sở, ngành khác của tỉnh.
Năm 2016, hoạt động KHCN đã có nhiều kết quả nổi bật, thể hiện trong công tác xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật để phù hợp với các cam kết quốc tế và triển khai định hướng đổi mới trong lĩnh vực KHCN.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp KHCN; phát triển thị trường KHCN…
Thời gian qua, KH&CN cũng đã kịp thời giúp cho các cơ quan Quản lý Trung ương và địa phương giải quyết các vấn đề thiên tai bất thường như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn và các sự cố môi trường nghiêm trọng.
Riêng Ninh Bình, năm 2016, Sở KH&CN tiếp tục theo dõi thực hiện các đề tài, dự án cấp nhà nước, dự án nông thôn miền núi, dự án thuộc Chương trình phát triển quỹ gen và đã tham mưu với UBND tỉnh phê duyệt danh mục, kinh phí, đơn vị thực hiện và ky hợp đồng triển khai thực hiện 26 nhiệm vụ KH&CN.
Đến nay các đề tài, dự án được triển khai nghiêm túc, đúng tiến độ, một số đề tài được nghiệm thu có hàm lượng khoa học cao. Trong lĩnh vực nông nghiệp, tiếp tục nghiên cứu các giống cây con, cách canh tác mới đưa nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã có nhiều đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đời sống xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Thành tựu kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của nước ta luôn có sự đóng góp trực tiếp, quan trọng của KH&CN.
Dù còn nhiều bất cập nhưng giới KHCN của thời gian qua đã rất cố gắng. Sự phối hợp tham gia giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển KHCN đã tích cực và nhịp nhàng hơn. Chúng ta đã bước đầu tận dụng tốt cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trân trọng vàđánh giá cao sự đóng góp của KH&CN cũng như vai trò của các nhà khoa học, nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại mà ngành KH&CN đang găpk phải như nghiên cứu nhiều nhưng ứng dụng ít; quản lý nhà nước trên 1 số mặt như đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập; các mô hình nghiên cứu khoa học chưa kết hợp tốt...
Thủ tướng yêu cầu thời gian tới, Bộ KH&CN cần nghiên cứu, đề xuất tạo dựng thể chế thông thoáng trong phát huy nhân tài; rà soát đánh giá lại toàn bộ đội ngũ cán bộ khoa học, có hoạch định, tính toán rõ ràng hơn về chiến lược nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu KH&CN phải gắn với thị trường, bám sát hơn nhu cầu thực tiễn; phải tách hoạt động khoa học ra khỏi thủ tục hành chính.
Ưu tiên lựa chọn đầu tư các đề tài, dự án phục vụ nhu cầu thiết thực của đất nước. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ứng dụng KH&CN trong sản xuất.
Hà Phương-Minh Đường