Đồng chí Đỗ Văn Các phó chi cục trưởng chi cục kiểm lâm, giám đốc khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long cho biết khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích gần 3.000ha trải dài trên 7 xà: Gia Hòa, Liên Sơn, Gia Vân, Gia Tân, Gia Thanh, Gia Lập, Gia Hưng. Diện tích không lớn nhưng chứa đựng đa dạng sinh học cao với nhiều loài thực vật, động vật cư trú trong các sinh cảnh và nơi sống đa dạng, trong đó có 30 loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam. Đặc biệt là loài Voọc mông trắng- một loài động vật đặc hữu của Việt Nam là một trong 5 loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở toàn cầu lại có cơ hội thuận lợi để tồn tại và phát triển. Ông Tiloor snasles, giám đốc trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Vườn quốc gia Cúc Phương đã nhiều lần đến Vân Long với danh nghĩa là đại diện Hội động vật Frankfurt đã từng nói Vân Long là điều kỳ diệu của thiên nhiên bảo tồn loài voọc mông trắng đã đầu tư bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng. Anh Mai Văn Quyền, cán bộ kiểm lâm cho biết các hoạt động của khu bảo tồn này khác với nhiều nơi là đang hình thành cơ chế bảo vệ dựa vào cộng đồng. Anh Trần Văn Mạnh là một người dân trở thành một thành viên trong cộng đổng bảo vệ loài voọc mông trắng cho biết, voọc mông trắng thường xuyên xuống núi Vũng Sốc (Gia Vân), núi Hoàng Quyển (Gia Hòa) thành từng đàn tại khu bảo tồn thiên nhiên này, đã phát hiện có khoảng 70 cá thể voọc mông trắng. Còn anh Phạm Hữu Me cho biết dự án khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng.
Vân Long có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ và nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Vân Long còn là một trong những khu đất ngập nước lớn nhất của đồng bằng Bắc Bộ, có một hệ động, thực vật thủy sinh phong phú, đây là nơi cư trú của các loài chim di cư với nhiều loài chim quý hiếm. Vân Long đã và đang là điểm đến tham quan du lịch của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Ngoài những giá trị to lớn về khoa học, bảo tồn và phát triển du lịch, vùng đất ngập nước Vân Long còn là nơi cung cấp nước cho toàn bộ hệ thống nước sạch sinh hoạt cho các xã trong vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho hàng nghìn ha đất nông nghiệp.
Để giữ gìn và phát huy giá trị to lớn trên, trong những năm qua Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long đã phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân các xã trong vùng dự án tổ chức bảo vệ tốt hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh vùng đất ngập nước.
Đã thực hiện tốt nhiệm vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc đánh bắt thủy sản và chăn thả gia súc, gia cầm trên lòng hồ Đầm Cút; phát hiện và xử lý hàng trăm vụ vi phạm, một số tụ điểm phá rừng đã được xóa bỏ, tình trạng đánh bắt thủy sản trái phép trên lòng hồ đã cơ bản được ngăn chặn, số lượng gia súc, gia cầm chăn thả trong khu vực khu bảo tồn đã giảm. Rừng đã và đang phát triển, độ che phủ rừng đang dần được nâng cao, hồ đầm Cút không có tình trạng ô nhiễm môi trường nước.
Công tác giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư trong và xung quanh khu bảo tồn đã được nỗ lực thực hiện, hàng trăm biển báo bảo vệ rừng, hàng nghìn tờ rơi, panô, áp phích đã được xây dựng, hàng nghìn lượt người đã được tham gia tập huấn, hội họp, hàng nghìn cuốn tạp chí đã được cung cấp rộng rãi cho tất cả các ngành, các tổ chức, đoàn thể, trường học và các phương tiện truyền thông khác của địa phương; Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã được thực hiện tốt, số vụ cháy rừng hàng năm đã giảm, thiệt hại do cháy rừng xảy ra không lớn, diện tích nương rẫy mới không phát sinh. Việc tổ chức thường trực phòng cháy, chữa cháy rừng trong những ngày có nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng đã được duy trì và tổ chức chặt chẽ, từ năm 2006 đến nay chưa có vụ cháy rừng nào xảy ra trên địa bàn.
Tuổi trẻ Chi cục Kiểm lâm trao đổi nghiệp vụ. | Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn đã được tích cực thực hiện, nhiều mô hình đề tài ững dụng đã được tổ chức triển khai; không có tình trạng du nhập của các loài động thực vật ngoại lai vào khu bảo tồn. Thông qua những kết quả trên, tính đa dạng sinh học, môi trường và cảnh quan thiên niên khu vực đã được bảo vệ tốt, góp phần chung trong chiến lược hành động quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của Quốc gia và thế giới. |
Bên cạnh những kết quả trên, một số yếu tố đã và đang có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững và đa dạng sinh học của khu bảo tồn đó là: Nguy cơ gây cháy rừng, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng khai thác gỗ củi trái phép và vấn đề rác thải trong sinh hoạt của nhân dân. Tất cả những nguy cơ trên đều xuất phát từ ý thức của một phận dân cư xung quanh khu bảo tồn.
Để từng bước xây dựng và phát triển các giá trị của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, cần triển khai thực hiện một số giải pháp:
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng phải được thực sự quan tâm. Tiếp tục phổ biến luật bảo vệ môi trường đến với nhiều người bởi mô trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Phải có sự quan tâm ủng hộ, sự tích cực tham gia của các cấp, các ngành và nhân dân trong khu vực. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường khu vực phải được tăng cường, việc ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm cần được thực hiện nghiêm minh và triệt để. |
Ông Tiloorsnalles Giám đốc Trung tâm Cứu hộ linh trưởng vườn Quốc gia Cúc Phương đến Vân Long |
Công tác đầu tư cho Khu bảo tồn, nhất là đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và các hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ dạy nghề, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm khu bảo tồn cần được tăng cường.
Hãy làm nhiều hơn để Vân Long ngày càng đẹp hơn, hấp dẫn hơn, mãi là niềm tự hào của mỗi người chúng ta.
Tố Mai