Kinh nghiệm cho thấy, số gia súc, gia cầm chết do đói, rét chủ yếu là loại gia súc, gia cầm non và già. Do vậy, đối với gia súc, gia cầm trong những ngày có nhiệt độ trung bình < 120c,="" đặc="" biệt="" là="" khi="" có="" sương="" muối="" và="" mưa="" thì="" không="" thả="" và="" tuyệt="" đối="" không="" cho="" xuống="" nước.="" mặc="" thêm="" áo="" cho="" trâu="" bò="" bằng="" các="" loại="" bao="" tải,="" chăn.="" xây="" dựng="" chuồng="" trại="" chắc="" chắn,="" nơi="" cao="" ráo="" tốt="" nhất="" là="" xây="" theo="" hướng="" đông="" nam="" đảm="" bảo="" ấm="" về="" mùa="" đông,="" thoáng="" mát="" về="" mùa="" hè. ="" nền="" chuồng="" có="" độ="" dốc="" 3-50="" đảm="" bảo="" việc="" thoát="" nước="" dễ="" dàng.="" gia="" cố="" lại="" chuồng="" trại,="" đặc="" biệt="" trong="" mùa="" mưa="" bão,="" lũ="" lụt,="" mái="" phải="" kín="" về="" mùa="" đông,="" che="" xung="" quanh="" bằng="" bạt,="" bao="" tải…="" không="" để="" gió="" lùa.="" có="" thể="" sưởi="" cho="" gia="" súc,="" gia="" cầm="" bằng="" than,="" củi,="" trấu,="" bóng="" điện…,="" chú="" ý="" đến="" việc="" thông="" thoáng,="" tránh="" xảy="" ra="" hỏa="" hoạn,="" ngạt="" khí="" khi="" đốt="" sưởi.="" nền="" chuồng="" đảm="" bảo="" khô="" ráo,="" không="" rửa="" chuồng="" vào="" những="" ngày="" rét="" đậm,="" rét="" hại,="" thường="" xuyên="" thay="" chất="" độn="" chuồng="" khi="" bị="" ướt="" và="" phun="" thuốc="" khử="">
Đàn gia cầm mới nở cần tăng thời gian úm, dùng bóng điện loại 75W-300W hoặc đèn hồng ngoại để sưởi, cho ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm Vitamin Bcomplex. Quan sát hoạt động của gà để xác định nhiệt độ thích hợp, nếu thấy gà hoạt động và nằm tản đều trong lồng úm là nhiệt độ thích hợp, nếu gà tản ra xa chụp sưởi xã cánh và thở gấp là quá nóng, nếu gà nằm xếp chồng lên nhau thành từng nhóm là do thiếu nhiệt, nếu nằm xếp chồng lên nhau về một phía là do bị gió lùa. Đối với đàn lợn, đặc biệt là lợn con, sưởi bằng bóng điện 100W- 300W, bóng đèn hồng ngoại, củi… cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và năng lượng như cá, đỗ tương, ngô... Đối với trâu, bò, dê vào buổi sáng cho uống nước muối ấm, loãng 5g/100kg thể trọng. Cho ăn thêm thức ăn tinh như bột ngô, cám, sắn với mức 1 - 2kg/con/ngày, cháo gạo… sử dụng bánh khoáng dinh dưỡng, Urê (30 - 50g/con/ngày, pha nước tưới vào rơm, sau khi ăn xong không được uống nước ngay, không được pha urê vào nước cho uống sẽ gây ngộ độc). Chủ động ủ chua thức ăn như dây khoai lang, cây lạc, lá sắn, thân đỗ tương, rơm, thân cây ngô tươi - khô. Chỉ chăn thả khi nhiệt độ >150C, có ánh nắng. Buổi sáng thả muộn lúc 8-9 giờ, chiều về sớm lúc 4 - 5 giờ. Đối với thủy sản luôn đảm bảo mực nước trong ao khoảng 1,5 m; có thể đào sâu ao về phía Bắc để có mực nước sâu khoảng 1,5 m và thả bèo che kín về phía Bắc của ao. Làm chỗ trú cho cá bằng cách cho rơm đã phơi khô vào sọt tre ấn chặt dùng cọc cắm xuống chỗ sâu nhất của ao. Trong những ngày rét đậm, rét hại có thể làm giàn và che nilon mặt ao về phía Bắc. Trong những ngày rét đậm không cho ăn, chỉ cho ăn vào lúc có ánh nắng hoặc trời ấm để tăng sức đề kháng chống chịu rét của cá và không gây ô nhiễm nước ao.
Đồng chí Bùi Thị Bảy, Trưởng trạm Thú y thị xã cũng khuyến cáo người chăn nuôi nên thường xuyên quét dọn, sát trùng chuồng trại bằng một trong các loại thuốc sát trùng như: Bencocid, Foocmalin, Virkon…, rải vôi bột xuống khu vực hố phân, nước thải cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu ngăn chặn dịch bệnh. Tẩy trừ giun sán đối với gia súc, gia cầm dùng Tayzu (riêng đối với trâu, bò, dê dùng thuốc tẩy sán lá gan như Fasiolis, thuốc diệt ký sinh trùng đường máu như Azidin theo chỉ dẫn của chuyên môn). Tiêm phòng các bệnh như tụ huyết trùng, tụ dấu, dịch tả, phó thương hàn, cúm gia cầm, Niu-cat-xơn… Khi gia súc có hiện tượng ốm, chết (do rét, lũ lụt, dịch bệnh) phải báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Khánh Vân