Các sự cố thường gặp trên máy bơm mỡ và cách xử lý hiệu quả
Thứ Năm, 17/10/2024, 07:58
Zalo
Qua thời gian dài sử dụng, mọi thiết bị đều có nguy cơ gặp sự cố, và máy bơm mỡ cũng không ngoại lệ. Vậy những sự cố thường gặp trên máy bơm mỡ là gì? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra dấu hiệu, cách khắc phục hiệu quả.
Các sự cố thường gặp trên máy bơm mỡ và cách xử lý hiệu quả
1. Một số sự cố thường gặp trên máy bơm mỡ và cách xử lý
1.1 Súng bơm mỡ bị tắc
Súng bơm mỡ bị nghẽn là 1 trong những sự cố rất hay xảy ra trong quá trình sử dụng thiết bị.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc mỡ bị khô, cặn bẩn tích tụ bên trong súng hoặc sử dụng mỡ không đúng tiêu chuẩn.
Cách xử lý: Tháo rời và vệ sinh kỹ càng các bộ phận của súng để loại bỏ cặn bẩn. Dùng dung dịch chuyên làm sạch để loại bỏ lượng mỡ cũ.
1.2 Máy không nạp được mỡ vào
Tình trạng máy không nạp được mỡ thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau:
*Chất lượng mỡ không tốt, chứa nhiều cặn bẩn hoặc quá đặc, khó có thể nạp vào máy.
*Tấm ép, đầu nối bị lỏng lẻo, gây khó khăn khi nạp mỡ.
*Van nạp mỡ bị hỏng.
Cách khắc phục:
*Kiểm tra chất lượng mỡ trước khi bơm, đảm bảo mỡ có độ nhờn phù hợp, không quá loãng hoặc quá đặc.
*Đối với tấm ép, đầu nối, cần siết chặt ốc vít trước khi bơm mỡ.
*Sửa chữa hoặc thay thế van mới: sử dụng phụ kiện chính hãng, chất lượng cao.
1.3 Máy dừng vận hành đột ngột
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy dừng hoạt động đột ngột thường do:
*Nguồn điện không ổn định: Đứt dây điện, phích cắm lỏng, hoặc nguồn điện bị quá tải.
*Hỏng hóc các bộ phận như motor, van điều khiển sau thời gian dài sử dụng.
*Bộ phận đảo chiều bị khóa.
Cách xử lý hiệu quả:
*Kiểm tra hệ thống điện: Đảm bảo nguồn cấp điện ổn định, dây cắm chắc chắn, không bị đứt hoặc lỏng.
*Liên hệ với các KTV chuyên nghiệp để kiểm tra, sửa chữa các bộ phận bị hỏng hóc.
*Mở khóa bộ phận đảo chiều. Trong trường hợp đã mở nhưng máy vẫn dừng đột ngột thì cần thay thế linh kiện mới.
1.4 Máy bị tràn, rò rỉ mỡ ra ngoài
Đây sự cố thường gặp trên máy bơm mỡ có các khớp nối, van không được siết chặt.
Ngoài ra, gioăng phớt bị mòn, hỏng cũng có thể dẫn đến mỡ bị rò rỉ ra ngoài tại các điểm kết nối.
Cách xử lý:
*Kiểm tra các khớp nối, van bơm, đảm bảo chúng được siết chặt, không có chỗ nào lỏng lẻo.
*Thay ron phớt mới, phù hợp với cấu trúc máy bơm mỡ, chịu được áp lực cao.
1.5 Máy không hoạt động dù cắm điện
Trong trường hợp đã cắm điện nhưng máy vẫn không sử dụng được, có thể máy đã mắc phải 1 trong những nguyên nhân sau:
*Cầu chì hoặc rơ-le bảo vệ bên trong máy bị cháy, làm ngắt nguồn điện tới máy.
*Do nguồn cấp khí không ổn định, hoạt động yếu.
Cách khắc phục:
*Mở nắp máy để kiểm tra cầu chì, rơ-le, động cơ. Nếu phát hiện bị cháy, hỏng, hãy liên hệ trung tâm sửa chữa uy tín để thay mới.
*Lau sạch, siết lại van ống.
1.6 Áp suất mỡ ra giảm dần
Tình trạng áp suất đầu ra mỡ bị giảm có thể gây ảnh hưởng lớn đến quá trình bôi trơn máy móc, làm giảm hiệu suất công việc.
Nguyên nhân:
*Đường ống dẫn mỡ bị nghẽn do cặn bẩn, mỡ đóng cứng.
*Van điều áp bị kẹt hoặc hỏng, làm giảm khả năng kiểm soát áp suất bơm mỡ.
Cách xử lý:
*Kiểm tra và vệ sinh các đường ống dẫn mỡ, đảm bảo dòng chảy thông thoáng.
*Xem xét van điều áp để phát hiện lỗi và khắc phục.
2. Bí kíp dùng máy bơm mỡ bò ngăn hỏng hóc, an toàn tối đa
*Lựa chọn loại mỡ bôi trơn có đặc tính và độ nhớt phù hợp với máy.
*Vệ sinh sạch sẽ các đầu nối, đường ống, súng bơm mỡ để loại bỏ cặn bẩn, mỡ thừa.
*Khi phát hiện máy kêu to, rung mạnh, áp suất giảm đột ngột, cần tắt máy ngay và kiểm tra.
*Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ như quần áo, kính để bảo đảm an toàn lao động.
*Kiểm tra định kỳ các bộ phận dễ mài mòn như ron, phớt, bộ lọc.
Trên đây là tổng hợp các sự cố thường gặp trên máy bơm mỡ và cách xử lý hiệu quả. Nếu đã thực hiện theo hướng dẫn mà vẫn không khắc phục được, bạn nên mang thiết bị đến trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra, bảo dưỡng.