Dù gia đình đã đưa đi điều trị ở nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi. Cuộc sống thường ngày của chị trong đôi mắt khiếm thị do bị teo võng mạc thật buồn tẻ. Một ngày, được theo các anh chị em tổng phụ trách thiếu niên của trường, của xã được hoạt động học tập, vui chơi, múa hát chị thấy cuộc sống vẫn còn tươi đẹp, qua đó chị không còn thấy sự mặc cảm nữa từ các hoạt động bề nổi như tham gia hoạt động phụ nữ xã, tham gia chính trị viên xã đội... chị vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng khi mới 18 tuổi. Do sức khỏe và một bên mắt ngày một kém đi, đến năm 1995 chị làm đơn xin vào Hội Người mù thành phố. Tại đây, chị đã được các bác, anh chị và bạn bè đồng nghiệp động viên giúp chị vươn lên. Chị Yến nghĩ, chỉ trông vào mấy đồng trợ giúp không đủ, chị quyết định cùng chồng sau nhiều ngày bàn bạc đi đến quyết định "mù nhưng không hỏng", chị đã cùng chồng gom góp đầu tư vào chăn nuôi, tuy không lớn chỉ với diện tích hơn 100 m2 xây dựng khu chăn nuôi như: Chuồng bò, chuồng lợn, chuồng gà với tổng đàn trên 100 con cùng hơn 1 mẫu gieo cấy lúa 2 vụ và làm cây màu các loại, hàng năm cho tổng thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.
Không chỉ có quyết tâm trong phát triển kinh tế, chị Yến còn rất năng nổ trong công tác Hội. Hiện tại chị là Chi hội trưởng Chi hội người mù phường Ninh Sơn (TP Ninh Bình). Với 12 hội viên, chị thường xuyên quan tâm, vận động, động viên, giúp đỡ hội viên xóa bỏ mọi mặc cảm vươn lên hòa nhập, xây dựng cuộc sống. Đồng thời chị đã tranh thủ được sự quan tâm của cấp trên và chính quyền địa phương tạo điều kiện để xây dựng nhà ở và tạo việc làm có thu nhập cho hội viên. Từ năm 2006 đến nay, chị Yến đã vận động, quyên góp, ủng hộ xây dựng nhà cho 3 hộ hội viên nghèo với tổng kinh phí trên 60 triệu đồng... Với các thành tích trên, trong những năm qua, chị Đỗ Thị Yến được tặng nhiều giấy khen của Hội Người mù tỉnh, của thành phố và được nhiều hội viên yêu mến.
Bài, ảnh: Trần Đức