Tiếp và làm việc với Đoàn
có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, UVDKT
.Ư Đảng, Bí thư
Tỉnh ủy, Trưởng
Đoàn
đại biểu Q
uốc hội tỉnh; Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực
Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Thắng, Phó Bí thư
Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các
đồng chí trong B
an Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các Ban xây dựng Đảng của
Tỉnh ủy; lãnh đạo UBND tỉnh; Hội khuyến học tỉnh; PGS.TS Nguyễn Tất Giáp, Phó giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Thanh, UVDKT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho biết: Học tập kinh nghiệm của Trung ương, ngay sau khi kết thúc khóa học Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa I do Trung ương tổ chức, Ban Thường vụ Ninh Bình đã quyết định tổ chức các lớp cán bộ dự nguồn cấp xã, tiến tới mở các lớp cán bộ dự nguồn cấp huyện, nhằm tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, nhất là cán bộ chủ chốt cấp huyện và cơ sở.
Việc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và Lớp học chọn Ninh Bình để tổ chức chương trình ngoại khóa, nghiên cứu thực tế là cơ hội tốt để Ninh Bình giới thiệu về những thành tựu, cũng như những định hướng phát triển kinh tế- xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, về tiềm năng, thế mạnh, những giá trị văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình.
Đồng thời, đây cũng là dịp để lãnh đạo tỉnh được trao đổi, tiếp nhận những ý kiến tham gia góp ý của các đại biểu, để nghiên cứu, thực hiện trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển tỉnh toàn diện trong thời gian tới, phấn đấu xây dựng tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nghe đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thông báo khái quát về tình hình kinh tế- xã hội và phát triển kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua.
Nửa đầu nhiệm kỳ (2011-2013), thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Ninh Bình đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nên đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Sau nửa đầu nhiệm kỳ đã có 13/17 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra. Cụ thể là:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011- 2013 ước đạt 12,2%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. GDP bình quân đầu người năm 2013 ước đạt 33,1 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2013 tăng trên 22,5%.
Nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển 3 năm ước đạt trên 58 nghìn tỷ đồng. TTCN, ngành nghề nông thôn được duy trì và phát triển, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu, tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn. Sản lượng lương thực bình quân đạt trên 51 vạn tấn.
Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại, gia trại gắn với con nuôi công nghiệp và bảo vệ môi trường. Sản xuất thủy sản phát triển cả về đánh bắt và nuôi trồng. Ninh Bình được xếp trong tốp 10 tỉnh đứng đầu cả nước về triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Năm 2013, thu ngân sách ước đạt 2.850 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, hoạt động xuất nhập khẩu có bước phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 450 triệu USD, gấp hơn 5 lần so với năm 2010.
Các hoạt động văn hóa- xã hội có nhiều tiến bộ. Đời sống nhân dân ổn định, nhiều mặt được cải thiện; công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt; an sinh xã hội được đảm bảo. Công tác quốc phòng địa phương được tăng cường; an ninh chính trị được giữ vững, TTATXH được đảm bảo. Bên cạnh việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế- xã hội, công tác xây dựng hệ thống chính trị được chú trọng và củng cố ngày càng vững mạnh...
Để phát triển tiềm năng, lợi thế về du lịch, tỉnh Ninh Bình đã có các Nghị quyết về phát triển du lịch, xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mũi nhọn; phát triển du lịch là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của mỗi người dân. Ninh Bình cũng đã làm tốt việc huy động các nguồn lực để phát triển du lịch, xây dựng mới hệ thống lưu trú cao cấp.
Từ năm 2009 - 2012, toàn tỉnh đã thu hút được 28 dự án đầu tư vào lĩnh vực lưu trú với số vốn đăng ký trên 5.200 tỷ đồng. Hạ tầng du lịch được đầu tư, nâng cấp, hệ thống các cơ sở dịch vụ du lịch, siêu thị, các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng cao cấp...tăng nhanh.
Công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được quan tâm, đầu tư. Các sản phẩm truyền thống, các di sản văn hóa, ẩm thực của địa phương phục vụ phát triển du lịch được bảo tồn, phát triển. Hoạt động du lịch có bước phát triển mạnh mẽ, lượng du khách đến Ninh Bình không ngừng tăng lên qua các năm, dự kiến năm 2013 tỉnh đón khoảng 4,2 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 800 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi làm việc, các đại biểu chúc mừng và đánh giá cao những thành tựu mà Ninh Bình đạt được trong thời gian qua đồng thời trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, trong đó tập trung vào các giải pháp để phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường.
Nhân dịp này, Lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa II (Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã trao tặng Quỹ khuyến học tỉnh Ninh Bình 200 triệu đồng; tặng quỹ khuyến học huyện Kim Sơn 100 triệu đồng.
Cùng ngày, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và Đoàn đoàn cán bộ lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp khóa II đã đến dâng hương tưởng niệm tại đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành tại khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) và tham quan một số điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Thùy Phương- Thế Minh