Thời gian xin ý kiến:15 ngày kể từ ngày đăng tải
Nội dung xin ý kiến: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nướcnội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương; Phẩm chất đạo đức tốt; mức độ tâm huyết, tận tụy với nghề;Những đóng góp cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành và truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.
Hình thức đóng góp ý kiến: Gửi văn bản về Sở Văn hóa và Thể thao - Số 29, đường Lê Đại Hành, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình.
Tóm tắt thành tích cá nhân đề nghị xét tặng như sau:
I. ÔNG VŨ MINH HƯỢI (VŨ MINH HẢI)
1. Sơ lược lý lịch
- Sinh năm: 1960
- Địa chỉ: phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
- Tên di sản phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian (nghệ thuật hát chèo và dân ca Việt Nam).
- Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1988. (29 năm)
- Số lượng học trò đã truyền dạy: khoảng 1000 người (Bao gồm các diễn viên các đội văn nghệ không chuyên tham gia các Hội thi, Hội diễn trong tỉnh và học sinh thi vào các đoàn, trường nghệ thuật).
- Học trò tiêu biểu:
+ Đinh Quốc Trị: nhà hát chèo Ninh Bình.
+ Nguyễn Văn Thành: nhà hát chèo Ninh Bình.
+ Đinh văn Quý: nhà hát chèo Ninh Bình.
2. Quá trình học nghề và tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể:
- Từ năm 1978 - 1981: học Trường Văn hóa nghệ thuật Hà Nam Ninh (chuyên ngành âm nhạc)
- Từ 1982 - 1984: học hát chèo và các làn điệu dân ca từ ông An Quang Định (Đoàn chèo Ninh Bình, nay là Nhà hát Chèo Ninh Bình).
- Từ 1984 -1988: học trường Đại hóa Văn hóa Hà Nội (lớp âm nhạc, khoa văn hóa quần chúng)
- Từ 1989 đến nay công tác tại phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Ninh Bình. Trong quá trình công tác, ngoài công tác chuyên môn, Ông Hượi (tức Hải) tham gia truyền dạy các làn điệu chèo, dân ca Việt Nam, sáng tác lời mới, hoạt cảnh và dàn dựng nhiều chương trình hát múa giao duyên, hát dân ca. Đồng thời đưa các làn điệu dân ca vào dàn dựng theo hình thức sân khấu hóa cho các đội văn nghệ của xã, phường, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên toàn địa bàn tỉnh Ninh Bình để tham gia các Hội thi, Hội diễn trong và ngoài tỉnh đạt rất nhiều giải thưởng.
3. Tri thức, kỹ năng đang nắm giữ
- Nghệ thuật hát chèo và dân ca Việt Nam.
4. Thành tích đạt được và các hình thức khen thưởng:
4.1. Thành tích đạt được của cá nhân:
+ Đạt 04 huy chương vàng trong các Liên hoan hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 1999, 2001, 2003, 2004
+ Đạt 02 Huy chương bạc tại liên hoan "Hát dân ca và giao duyên" năm 1994 khu vực các tỉnh thành phố phía Bắc tại Hà Nội; liên hoan nghệ thuật quần chúng công nhân lao động khu vực 3 năm 1996.
+ Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Hội nông dân Việt Nam tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng nông dân toàn quốc khu vực đồng bằng Sông Hồng năm 2000.
+ Giấy khen của Ban tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng toàn quốc tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng của công nhân lao động khu vực 3 năm 1996.
+ Đạt kết quả Khá tại Liên hoan âm nhạc Hội nhạc sĩ Việt Nam lần thứ 3 khu vực phía Bắc do Hội nhạc sĩ Việt Nam tổ chức năm 2009
+ Đạt giải xuất sắc tham gia Liên hoan dân ca Việt Nam khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc bộ năm 2015 và được truyền hình trực tiếp trên VTV2, Đài truyền hình Việt Nam. (có đĩa kèm theo)
+ 02 lần được tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật Trương Hán Siêu tỉnh Ninh Bình: hạng khuyến khích năm 2002 (Thể hiện ca khúc: Đẹp lắm quê mình) và Giải C năm 2017 (thể loại đạo diễn chương trình tham gia Liên hoan cán bộ thư viện tuyên truyền giới thiệu sách với chủ đề âm vang Điện Biên).
+ Bộ Văn hóa Thông tin tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn hóa thông tin.
4.2. Ngoài các thành tích cá nhân đạt được ông Vũ Minh Hượi (tức Vũ Minh Hải) đã hướng dẫn, dàn dựng cho các đơn vị trong tỉnh tham gia các Hội thi, Hội diễn nghệ thuật rất nhiều các thành tích, cụ thể:
+ Đạo diễn, dàn dựng, đưa các làn điệu dân ca sân khấu hóa vào các tiết mục cho Thư viện thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình) tham gia Hội thi Thư viện viên giỏi tỉnh Ninh Bình năm 2006 đạt giải Nhất và Giải minh họa hiệu quả Nhất.
+ Đạo diễn, dàn dựng đưa các làn điệu dân ca sân khấu hóa vào các tiết mục cho Thư viện tỉnh Ninh Bình tham gia Liên hoan cán bộ tuyên truyền giới thiệu sách Liên hiệp thư viện đồng bằng Sông Hồng năm 2013 tổ chức tại Hải Dương đạt giải xuất sắc và tham gia Chung kết Liên cán bộ thư viện tuyên truyền sách do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đạt Giải Nhất.
+ Đạo diễn và tham gia biểu diễn với đoàn tuyển thành phố Ninh Bình tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2013 đạt Huy chương vàng.
+ Đạo diến, dàn dựng cho Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình tỉnh Ninh Bình tham dự Liên hoan tuyên truyền viên dân số cơ sở khu vực Miền Bắc năm 2012 đạt giải khuyến khích.
+ Đạo diễn cho Đoàn tuyển thị xã Ninh Bình (nay là thành phố Ninh Bình) tham gia Liên hoan Đàn và Hát dân ca "Giai điệu quê hương" lần thứ 3 do Bộ Văn hóa, Thông tin tổ chức năm 2001 đạt 02 huy chương bạc.
+ Dàn dựng, đạo diễn cho Phòng Tư pháp thành phố Ninh Bình tham dự Hội thi hòa giải viên giỏi tỉnh Ninh Bình năm 2016 đạt giải ấn tượng Nhất và giải Nhì toàn đoàn.
II. Ông: NGUYỄN MẠNH HÙNG
1. Sơ lược lý lịch
- Sinh năm: 1948
- Địa chỉ: xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian (Sử dụng nhạc cụ dân tộc và hát chèo, ca trù)
- Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1967 (50 năm)
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 35 nhạc công của các CLB trong huyện Yên Khánh.
- Học trò tiêu biểu:
+ Nguyễn Xuân Toán, nhạc công Nhà hát Chèo Ninh Bình
+ Phạm Hồng Thêu, thôn 3, Khánh Trung , Yên Khánh, Ninh Bình.
2. Quá trình học nghề và tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể
Từ nhỏ đã đam mê các nhạc cụ dân tộc và các làn điệu dân ca và đã tự học hỏi được từ những người đi trước. Từ năm 1967 đã tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể bằng cách khôi phục lại những làn điệu chèo cổ, viết các ca cảnh chèo, khôi phục lại đội nhạc rước của xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh và truyền dạy nhạc rước cho 20 người trong đội nhạc; khôi phục lại dàn nhạc dân tộc của xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh; truyền dạy cho 02 Câu lạc bộ Chèo xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh và là chủ nhiệm của CLB chèo của xã. Xây dựng các CLB chèo của 06 thôn thuộc xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh. Truyền dạy các kỹ năng sử dụng nhạc cụ dân tộc và các làn điệu chèo cho các thế hệ học trò, các lớp năng khiếu nghệ thuật do Phòng văn hóa thông tin của huyện mở.
3. Tri thức, kỹ năng đang nắm giữ
- Sử dụng và truyền dạy nhạc cụ dân tộc (Đàn Nhị, đàn Nguyệt, đàn Đáy), kỹ thuật hát chèo, hát ca trù và viết nhạc, các hoạt cảnh chèo cho các Câu lạc bộ của huyện Yên Khánh.
4. Thành tích đạt được và các hình thức khen thưởng:
- Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp văn hóa thông tin"
- Huy chương "Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam"
- Giấy khen của UBND huyện Yên Khánh có thành tích hướng dẫn các nhạc công diễn viên của các CLB chèo huyện Yên Khánh năm 2001
- Dàn dựng, hướng dẫn và tham gia với dàn nhạc dân tộc của xã tham dự Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 1994. Tiết mục đạt huy chương vàng
- Dàn dựng, hướng dẫn và tham gia biểu diễn tại liên hoan câu lạc bộ ca trù toàn quốc năm 2007. Tiết mục đạt huy chương bạc
III. Bà: PHẠM THỊ ĐIỀN
1. Sơ lược lý lịch
- Sinh năm: 1953
- Địa chỉ: thôn 7, xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian (nghệ thuật hát Chèo).
- Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1970 (47 năm)
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 95 (thuộc các đội văn nghệ của huyện tham gia các chương trình, Hội thi, hội diễn trong tỉnh).
- Học trò tiêu biểu: Phạm Đình Bắc - xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
2. Quá trình học nghề và tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể
- Từ năm 1970: Bà Điền tham gia đội văn nghệ xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh. Trong thời gian sinh hoạt tại đội văn nghệ bà Điền đã học hỏi nghệ thuật hát chèo từ các thế hệ đi trước. Từ năm 1970 đến nay bà Điền đã tham gia đóng 11 vai diễn chính trong các vở diễn và 20 vai diễn ở các tiểu phẩm chèo, có nhiều vai diễn đã đạt huy chương vàng, huy chương bạc tại các hội diễn, liên hoan nghệ thuật trong và ngoài tỉnh. Ngoài các vai diễn và các thành tích đạt được của cá nhân, bà Điền đã truyền dạy nghệ thuật chèo cho các lớp con cháu, thế hệ sau trong xã. Có những người được bà Điền truyền dạy cũng đã đạt huy chương tại các Hội thi, hội diễn trong và ngoài tỉnh trong đó có anh Phạm Đình Bắc (xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh) đạt Huy chương bạc tại Liên hoan các làng chèo khu vực Đồng bằng và trung du Bắc bộ năm 1996 và thế hệ nối tiếp thế hệ anh Bắc cũng đã truyền lại nghệ thuật hát chèo cho con trai của mình.
- Từ năm 1995 đến nay bà Điền đã tham gia truyền dạy múa, hát và dàn dựng các vở chèo cho 15 câu lạc bộ văn nghệ của các thôn thuộc các xã trong huyện; thành lập câu lạc bộ yêu nghệ thuật chèo của xã Khánh Trung với 30 thành viên
- Hiện là Phó chủ nhiệm câu lạc bộ văn nghệ xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh.
3. Tri thức, kỹ năng đang nắm giữ
- Hướng dẫn, truyền dạy nghệ thuật chèo cho thành viên của các câu lạc bộ chèo xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh.
4. Thành tích đạt được và các hình thức khen thưởng:
- Đạt 04 huy chương vàng tại các Hội diễn, cụ thể:
+ Huy chương Vàng Hội diễn Nghệ thuật Quần chúng lực lượng vũ trang tỉnh Ninh Bình năm 1996.
+ Huy chương Vàng Hội diễn Nghệ thuật Quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2001
+ Huy chương Vàng tại Liên hoan "Gặp gỡ các làng Chèo toàn quốc" tổ chức tại tỉnh Hà Tây năm 2002.
+ Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu không chuyên tỉnh Ninh Bình năm 2002
- Đạt 02 huy chương bạc, cụ thể:
+ Huy chương Bạc tại Liên hoan ca múa nhạc dân tộc tỉnh Ninh Bình năm 1997
+ Huy chương bạc tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2012
- Tham gia Liên hoan các làng Chèo khu vực đồng bằng và Trung du Bắc bộ năm 1996 đạt thành tích xuất sắc.
- Bộ Văn hóa - Thông tin tặng Huy chương "Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng".
IV. ÔNG LẠI VĂN VŨ (LẠI THẾ VŨ)
1. Sơ lược lý lịch
- Sinh năm: 1949
- Địa chỉ: Thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian (nghệ thuật hát Chèo)
- Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1973 (44 năm)
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 19 người
- Học trò tiêu biểu:
+ Nguyễn Thị Ngọc Cẩn, hiện đang hoạt động tại CLB chèo thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
2. Quá trình học nghề và tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể
- Bắt đầu tham gia Đội chèo xã Khánh Ninh (nay là thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh) từ năm 1973.
- Từ năm 1992 đến nay là phó chủ nhiệm CLB, chủ nhiệm CLB chèo thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh. Trong quá trình sinh hoạt tại CLB chèo Ông Lại Văn Vũ (tức Lại Thế Vũ) đã sáng tác được 08 tiểu phẩm chèo đồng thời dàn dựng, hướng dẫn cho các đơn vị trong huyện biểu diễn các tác phẩm chèo của ông và tham gia biểu diễn tại các hội thi, hội diễn trong tỉnh (một số tác phẩm đã đạt giải trong các hội thi, hội diễn). Ông đã tham gia đóng các vai diễn trong 08 vở chèo và trích đoạn chèo.
3. Tri thức, kỹ năng đang nắm giữ
- Sáng tác và dàn dựng các tiểu phẩm chèo. Hướng dẫn, truyền dạy các làn điệu chèo cho thành viên của câu lạc bộ chèo thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh.
4. Thành tích đạt được và các hình thức khen thưởng:
4.1. Giải thưởng cá nhân
- Kỷ niệm chương "vì sự nghiệp văn hóa thông tin" năm 2005.
- Đạt giải Ba tại cuộc thi "Sáng tác thơ ca chào mừng Đại hội đảng bộ huyện Yên Khánh" năm 2010.
4.2 Sáng tác các tác phẩm chèo cho các đơn vị trong huyện tham gia tại các hội thi, hội diễn trong tỉnh đạt các giải thưởng:
+ Tác phẩm "Gửi trọn niềm tin" viết cho đoàn tuyển huyện Yên Khánh tham gia Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2005 đạt huy chương bạc.
+ Tiểu phẩm chèo "Gia đình lính cựu", viết cho Hội Cựu chiến binh huyện Yên Khánh tham gia Liên hoan tiếng hát Cựu chiến binh tỉnh Ninh Bình năm 2009 đạt giiar Nhất.
+ Tiểu phẩm "Thượng đế cũng giật mình" viết cho đội tuyển huyện Yên Khánh tham gia Hội diễn của ngành Dân số, trẻ em và gia đình tỉnh Ninh Bình năm 2005
+ Tiểu phẩm chèo "Hoàn lương" viết cho công an huyện Yên Khánh tham gia Hội diễn công an huyện Yên Khánh đạt giải Nhất và hội diễn công an tỉnh Ninh Bình đạt giải Ba.
+ Tiều phẩm " Ninh Bình du ký" viết cho Trường THCS Khánh Ninh tham gia Hội thi đội tuyên truyền măng non do Hội đồng đội tỉnh Ninh Bình tổ chức đạt giải Nhì.
V. BÀ PHẠM THỊ NGẮN (PHẠM THỊ KIM NGÂN)
1. Sơ lược lý lịch
- Sinh năm: 1962
- Địa chỉ: Thôn Bình Hải, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn dân gian (Hát Xẩm)
- Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1999 (18 năm)
- Số lượng học trò đã truyền dạy: 120 người
- Học trò tiêu biểu:
+ Nguyễn Hạ Vy - Thôn Liên Phương, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
+ Mai Thị Thúy Hằng - Thôn Bình Hải, xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
+ Mai Thị Hằng - Xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
+ Mai Yến Nhi - Xã Yên Phong, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
+ Nguyễn Thúy Quỳnh - xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
2. Quá trình học nghề và tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể
- Năm 1979: Bắt đầu tham gia đội Chèo xã Yên Nhân, huyện Yên Mô và trở thành diễn viên chính của đội chèo, nổi bật với các vai diễn như Vai Xúy Vân trong vở "súy vân giả dại", vai Thị phương trong vở "Trương viên"…
- Đến năm 1999 bà Ngắn bén duyên với nghệ thuật hát Xẩm. Bà Ngắn học hát Xẩm tại tại gia đình cố nghệ nhân Hà Thị Cầu. Từ niềm đam mê nghệ thuật hát Xẩm của bản thân đã truyền dạy lại cho bà con nhân dân trong vùng và các thế hệ trẻ đam mê nghệ thuật hát Xẩm
- Năm 2006: phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lớp dạy hát Xẩm, hát Chèo, hát Văn. Đến năm 2009 chính thức thành lập Câu lạc bộ Xẩm, Chèo làng Bình Hải. Các CLB hát Xẩm, hát chèo được bà Ngắn truyền dạy tham gia các Liên hoan, cuộc thi trong và ngoài tỉnh đều đạt giải thưởng cao.
- Năm 2014 Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Mô mở 02 lớp truyền dạy bộ môn hát Xẩm cho 50 em học sinh trong huyện. Đến tháng 8/2014 câu lạc bộ hát Xẩm tham gia và đạt Huy chương Vàng Hội diễn Nghệ thuật Quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2014.
- Năm 2016 thành lập câu lạc bộ hát Xẩm với tên "CLB hát Xẩm Kim Ngân" là CLB hát Xẩm đầu tiên của huyện. Bà Ngắn là người trực tiếp truyền dạy cho các thành viên CLB và các thế hệ trẻ trong huyện về nghệ thuật hát Xẩm.
Đến nay CLB hoạt động rất hiệu quả, đã được Đài truyền hình Ninh Bình, VTC 16 của Đài truyền hình Việt Nam ghi hình làm phóng sự, ngoài ra còn có nhiều các trang báo đăng tin về hoạt động của CLB như Báo Quân đội nhân dân, báo Tiếng Việt, Dân trí…
3. Tri thức, kỹ năng đang nắm giữ
- Nghệ thuật hát Xẩm
4. Thành tích đạt được và các hình thức khen thưởng:
4.1 Thành tích đạt được của cá nhân
- Đạt 02 Huy chương Vàng Hội diễn Nghệ thuật Quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2012, 2013
- Huy chương Vàng Liên hoan Nghệ thuật quần chúng xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới toàn quốc năm 2013.
- Giải A tại Liên hoan đàn và hát dân ca tỉnh Ninh Bình năm 2014
4.2 Hướng dẫn, truyền dạy cho các học sinh CLB hát Xẩm và tham gia biểu diễn tại các Hội diễn đạt các giải thưởng:
- Huy chương vàng hát Xẩm tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2014
- Giải B hát xẩm tại Liên hoan đàn và hát dân ca tỉnh Ninh Bình năm 2015
- Giải B hát Xẩm tại Hội diễn nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình năm 2016./.