Có 835 kết quả được tìm thấy
Chiều 22/4, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình phối hợp với Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức Hội nghị tọa đàm trao đổi kinh nghiệm hoạt động các Ban của HĐND các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc Bộ với chủ đề về "Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thường lệ của HĐND tỉnh".
Tín ngưỡng về các vị thần có công với non sông gấm vóc đã là nét văn hóa đặc sắc từ ngàn đời của người dân Việt Nam. Cùng với các sinh hoạt thường ngày được lặp đi lặp lại trong lịch sử tới ngày nay, những lễ nghi tôn kính các vị thần đã trở thành phong tục tập quán thể hiện đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn. Các thực hành trong lễ hội, các nghi lễ dân gian, các câu chuyện về các vị thần, vị thánh, đất và người… luôn được cộng đồng gìn giữ và lưu truyền để trở thành nét văn hóa đặc sắc của các vùng quê Việt Nam.
Để có cánh đồng lúa chín đẹp vào dịp tuần lễ du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An", thời điểm này lúa đông xuân ven sông Ngô Đồng đang được chăm sóc rất cẩn thận. Đặc biệt trước cửa hang Ba, khu ruộng cấy theo tạo hình lá cờ hội sau mỗi ngày lại càng rõ nét hơn.
Hòa chung không khí thi đua sôi nổi chào mừng kỷ niệm 200 năm danh xưng Ninh Bình, 30 năm tái tập tỉnh, ngày 23/3, huyện Kim Sơn đã long trọng tổ chức lễ khởi công cầu Duy Hòa (xã Ân Hòa) bắc qua sông Ân và khánh thành đường N2, Khu trung tâm hành chính huyện. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Công an tỉnh; lãnh đạo địa phương và đông đảo bà con nhân dân.
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, từ một tỉnh nông nghiệp, điểm xuất phát thấp về kinh tế với rất nhiều khó khăn, thách thức, Ninh Bình đã đạt được những thành tựu rất quan trọng và đáng tự hào, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại; nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu của khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Nằm ở phía Bắc của huyện Yên Mô, thôn Yên Thịnh, xã Khánh Dương nằm lọt giữa cánh đồng lúa phì nhiêu, ven sông Vạc hiền hòa. Nơi đây có làng nghề truyền thống làm bún gạo tươi từ bao đời nay và đã được tỉnh công nhận làng nghề từ năm 2008. Không ai biết nghề này có từ khi nào. Các cụ chỉ biết sinh ra là đã thấy có nghề rồi và từ đó truyền nối nhau, gìn giữ, phát triển. Làm bún vốn là một nghề vất vả, để tạo ra được những sợi bún thơm ngon lại càng vất vả hơn.
Một trong những thành công lớn nhất của tỉnh Ninh Bình sau 30 năm tái lập phải kể đến sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp. Với những chính sách và định hướng phù hợp Ninh Bình đã tập trung đầu tư, phát triển vào các ngành công nghiệp chủ lực, công nghệ cao, công nghệ sạch để gia tăng giá trị sản xuất, tăng số thu ngân sách, kiến tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần khẳng định vị thế của Ninh Bình trong khu vực đồng bằng sông Hồng cũng như trên cả nước. Để nhìn lại tổng thể bức tranh công nghiệp sau 30 năm tái lập tỉnh, phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.
"Nuôi cá sông trong ao" là phương thức nuôi trồng thủy sản đã được áp dụng ở nhiều địa phương trong cả nước vài năm trở lại đây, song với xã Gia Hòa thì đây là lần đầu tiên có nông dân mạnh dạn áp dụng mô hình này.
Chủ tịch nước đề nghị Hoa Kỳ quan tâm nhiều hơn nữa tới hạ nguồn sông Mekong trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng nước biển dâng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân.
Trong lúc san ủi làm bờ kè sông Hiếu, người dân đã phát hiện một hũ sành bị vỡ chứa 27kg tiền cổ, hầu hết những đồng tiền này có nguồn gốc từ Trung Quốc từ khoảng năm 960-1424.
Với 22.500 ha diện tích mặt nước, 113 km sông nước chảy, 18 km đường bờ biển, Ninh Bình được coi là địa phương giàu nguồn lợi thủy hải sản. Nhưng nạn khai thác tận diệt, vượt quá khả năng tái tạo của tự nhiên những năm gần đây đã khiến nguồn lợi này bị vơi cạn, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và chính đời sống người dân. Để bảo vệ nguồn tài nguyên, đầu năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 04/CT-UBND về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Điều này thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc chấn chỉnh, đưa hoạt động khai thác thủy sản theo đúng các quy định pháp luật, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Chỉ còn vài ngày nữa, Hội nghị văn hóa toàn quốc sẽ chính thức diễn ra. Đây có thể coi là dấu mốc đặc biệt, như một hội nghị Diên Hồng để lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa ra những thông điệp quan trọng về văn hóa; đánh giá thực trạng kết quả xây dựng văn hóa, con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới; đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045...
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã của các địa phương kết nối sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP trong trạng thái bình thường mới, ngày 20/11, Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ rau vụ đông các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác 970, dự và chỉ đạo hội nghị.
Cử tri xã Ninh Hải (huyện Hoa Lư) kiến nghị: Đoạn sông từ Đình làng thôn Đam Khê Trong đến bến xóm 7 thôn Đam Khê Trong đang thực hiện dự án làm đường nối làng nghề với xã Ninh Vân, xây kè bờ sông, do đó bùn đất đùn ra sông gây ách tắc dòng chảy, đề nghị UBND huyện chỉ đạo đơn vị thi công nạo vét để đảm bảo tiêu nước trong mùa mưa lũ phục vụ sản xuất.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ cơn bão số 7 kết hợp với không khí lạnh nên khu vực tỉnh Ninh Bình đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Có khả năng xảy ra lũ, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại vùng thấp trũng, ven sông. Đồng thời, hiện nay cơn bão có tên quốc tế Kompasu đang hoạt động ở ngay khu vực biển phía đông Philippine, đêm nay (ngày 11 tháng 10 năm 2021) bão có thể vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8. Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất… có thể xảy ra.
Về Ninh Bình, nếu bạn đã quá quen với những điểm đến truyền thống như: Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc, rừng Cúc Phương… thì hãy một lần đến với Động Thiên Hà. Hệ thống hang động phong phú, ẩn sâu trong những dãy núi trùng điệp, cùng khung cảnh nên thơ của dòng sông Bến Đang, những cánh đồng lúa, đàn cò trắng… không thể không mê hoặc bạn. Sẽ là một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ và độc đáo khi bạn được chứng kiến hàng nghìn con dơi bay lượn trong hang tối, tới thăm "bãi rác bếp" của người Việt Cổ hay hòa mình cùng nông dân bản địa bắt lươn đồng, hái rau rừng…
Ngày 21/9, Chi cục Thủy sản phối hợp với Đội Cảnh sát đường thủy, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh tổ chức kiểm tra đột xuất hoạt động khai thác thủy sản dọc tuyến sông Đáy (đoạn từ địa phận xã Khánh Phú xuống khu vực xã Khánh Công, huyện Yên Khánh).
Ngày 14/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị trực tuyến xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2022 với các tỉnh vùng trung du, miền núi phía bắc và đồng bằng sông Hồng. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, UVT.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hội nghị.
Hiện nay đang bước vào mùa mưa bão, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy là rất lớn, nhất là tại các bến khách ngang sông vốn đang còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý cũng như công tác đảm bảo TTATGT. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn tại các bến khách ngang sông là nhiệm vụ trọng tâm đang được các cơ quan chức năng quan tâm, triển khai thực hiện.
Do địa hình vùng chiêm trũng, tiếp giáp với sông Hoàng Long, sông Na nên hàng năm xã Gia Thủy thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là ngập úng, lũ lụt ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, xã Gia Thủy đã chủ động xây dựng phương án chuẩn bị đầy đủ người, vật tư theo phương châm "4 tại chỗ" đảm bảo sẵn sàng ứng phó hiệu quả khi có bão, lũ lụt xảy ra.
Trước thực trạng tại một số điểm, vị trí giao thông còn tình trạng vi phạm TTATGT, nhất là tình trạng xe quá tải, gây ô nhiễm môi trường trên tuyến đường chuyên dụng thuộc khu công nghiệp Khánh Phú và khu vực cảng nằm trên đê hữu sông Đáy, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Các cấp, các ngành chức năng của tỉnh đã tích cực vào cuộc, quyết liệt xử lý tình trạng trên.
Năm nay, do đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nên bể bơi là một trong những loại hình dịch vụ phải tạm dừng hoạt động. Một bộ phận người dân đã tìm đến các hồ nước, dòng sông để bơi, tắm, hình thành nên những bãi tắm tự phát, làm dấy lên nhiều mối lo ngại về an toàn sức khỏe, tính mạng.
Theo thông tin của phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, hồi 9h30' ngày 16/7 tại tuyến sông Đáy thuộc xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Vào khoảng 22 giờ ngày 1/7, tại cửa hàng nông sản Sông Vân của gia đình anh Nguyễn Ngọc Tiên, sinh năm 1985, có địa chỉ ở số nhà 68B, đường Đào Duy Từ, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình đã xảy ra cháy.