Người Ninh Bình ở nước ngoài thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Hướng về Tổ quốc, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có thế hệ trẻ quê hương Ninh Bình đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Có 818 kết quả được tìm thấy
Hướng về Tổ quốc, kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có thế hệ trẻ quê hương Ninh Bình đều bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo TTXVN - Tối 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) tổ chức Lễ khai mạc Trại hè Việt Nam 2024 với chủ đề "Đất nước trọn niềm vui".
Ngày 17/7, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Văn Phong đã tổ chức Lễ đón nhận, truy điệu và an táng hài cốt liệt sỹ Lê Văn Đoàn tại Nghĩa trang Liệt sỹ xã Văn Phong (huyện Nho Quan).
Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên huyện Yên Khánh đã tích cực tham gia, chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM) bằng nhiều phong trào, hoạt động, công trình thanh niên. Qua đó góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Vẫn là những mảnh ruộng bao đời gắn bó với người nông dân, nhưng nhờ đổi mới tư duy, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cánh đồng mẫu lớn, gắn với nhu cầu của thị trường, ông Trịnh Viết Chiến, thôn Kim Phú, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư đã làm chủ trong sản xuất, trở thành tỷ phú trên đồng đất quê hương.
Vừa qua, xã Gia Phú (Gia Viễn) đã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn (NTM) nâng cao. Đây là minh chứng cho những nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương trong công cuộc xây dựng NTM.
Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, hiệu Độn Tẩu (ông già trốn đời), người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, phủ Trường Yên, sau là thôn Phúc Am, xã Ninh Thành, ngày nay thuộc thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Những tia nắng sớm xiên qua đỉnh núi đá vôi, thấp thoáng xa xa trên dòng sông Ngô Đồng là vài chiếc thuyền vàng ươm màu lúa. Vậy là một mùa vui nữa lại về với bà con quê hương Tam Cốc.
Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Kim Sơn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, phụ nữ Công giáo phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều chị em tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Cách đây 78 năm (ngày 13/1/1946-13/1/2024), huyện Kim Sơn vinh dự đón Bác Hồ về thăm. Tuy chỉ có một lần duy nhất Bác về thăm, song tình cảm và những lời căn dặn của Bác đã là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để lớp lớp thế hệ cán bộ và Nhân dân nơi đây không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 5 lần về thăm Ninh Bình. Mỗi lần gặp gỡ, trò chuyện với cán bộ, Nhân dân nơi Bác về thăm, Người không chỉ thể hiện tình cảm, sự quan tâm ân cần, sâu sắc mà còn định hướng, giao nhiệm vụ cách mạng với mong muốn Đảng bộ và Nhân dân Ninh Bình tập trung thực hiện. Những lời căn dặn của Người luôn là nguồn cổ vũ, động viên lớn lao để Đảng bộ và Nhân dân Ninh Bình vững bước đi lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Sau 56 ngày đêm "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt", ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh Việt Nam. Đã 70 năm trôi qua nhưng âm hưởng, ý nghĩa và bài học lịch sử của Chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" vẫn còn vang vọng mãi, cổ vũ và tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cả nước nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng ra sức phấn đấu xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, Nhân dân hạnh phúc.
Chiến thắng 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, là trang sử hào hùng, là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tinh thần chiến thắng ấy vẫn đang tỏa sáng, là động lực để các thế hệ cựu chiến binh (CCB) tiếp tục phát huy bản chất "Bộ đội Cụ Hồ", đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương, đất nước. Để hiểu hơn về điều này, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Cược, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh.
Tự hào về truyền thống cách mạng của các thế hệ cha anh đi trước, tuổi trẻ Ninh Bình ngày nay luôn tự tin vững bước, góp sức trẻ xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
"Ai là con cháu rồng, tiên/Tháng ba mở hội Trường Yên thì về", như một lời hẹn với quá khứ, cứ vào ngày mùng 10/3 âm lịch hàng năm, con em xa quê, du khách thập phương lại cùng nhau về trẩy hội Hoa Lư. Không chỉ là cơ hội để tỏ lòng tri ân công đức của các bậc tiên đế, Lễ hội Hoa Lư còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó nhân lên tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.
Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn (Gia Viễn) được tổ chức vào mùng 8-10/3 âm lịch hàng năm là sự tri ân của các thế hệ người dân địa phương dành cho người con kiệt xuất của quê hương: Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Bằng cách riêng của mình, chị Nguyễn Thị Lành ở xã Hùng Tiến (Kim Sơn) đã thực hiện ước mơ làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương với những sản phẩm nông nghiệp chế biến từ tài nguyên bản địa. Hiện chị là Giám đốc Công ty TNHH MTV Bảo Sơn Food.
Trong bóng tối lao tù, những người cộng sản kiên trung đã như những ngọn đuốc rực sáng, lan tỏa tinh thần đấu tranh, giữ vững khí tiết, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Trở về sau khi Hiệp định Paris năm 1973 được ký kết, những chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày ở Phú Quốc tiếp tục tham gia sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và kiến thiết quê hương, viết tiếp bản hùng ca "kiên trung, bất khuất".
Từ thắng lợi Hiệp định Paris 1973, hàng nghìn chiến sĩ cách mạng trên cả nước, trong đó có hàng trăm người con ưu tú của quê hương Ninh Bình bị địch bắt, tù đày đã được trở về trong vòng tay yêu thương của Đảng, của quân đội và của quê hương yêu dấu. Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, trò chuyện với một số cựu chiến binh của tỉnh, là chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Trại giam tù binh Phú Quốc-Trại giam lớn nhất của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, nơi được coi là "địa ngục trần gian". Hơn 50 năm đã trôi qua, song những năm tháng sống, chiến đấu trước sự tra tấn dã man của kẻ địch vẫn còn hằn sâu trong ký ức của những người chiến sĩ cách mạng kiên trung.
Du lịch về nguồn là hành trình văn hóa mang rất nhiều ý nghĩa. Đây là dịp du khách có cơ hội trải nghiệm, hiểu biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa, cách mạng tại các di tích. Từ đó, hiểu hơn về cội nguồn tiên tổ, thấm thía hơn công lao to lớn của các bậc tiền nhân đối với quê hương, đất nước.
Xã Gia Phương nằm ở trung tâm huyện Gia Viễn, là nơi sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng. Trải qua XI thế kỷ, những câu chuyện về vua Đinh vẫn luôn là niềm tự hào của Nhân dân Đại Hoàng, Đại Hữu khi xưa-Gia Phương ngày nay. Phát huy niềm tự hào đó, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã luôn đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng để xây dựng quê hương Gia Phương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng với bề dày lịch sử, truyền thống của vùng đất này.
Gia Viễn là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, vùng đất "sinh vương sinh thánh", nơi đã sinh ra vua Đinh Tiên Hoàng, thánh Nguyễn Minh Không và nhiều danh nhân tiêu biểu khác. Để bồi đắp thêm tình yêu, niềm tự hào về quê hương cho thế hệ trẻ, công tác giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương được các cấp, các ngành quan tâm, đổi mới với nhiều phương thức phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế.