Có 400 kết quả được tìm thấy
Chiều 25/4, Huyện ủy Gia Viễn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể Thao.
Chiều 22/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến để quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.
Ngày 16/4, Thành ủy Tam Điệp tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Chiều 15/4, Huyện ủy Kim Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Văn hóa và Thể Thao.
Ngày 12/4, Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp lần thứ nhất.
Sáng 11/4, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam 2024 (VITM Hà Nội) với chủ đề "Du lịch Việt Nam-Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững" đã khai mạc tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Tỉnh Ninh Bình xác định mục tiêu đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Vì vậy, Ninh Bình đã có nhiều giải pháp để bảo tồn nguyên vẹn các giá trị di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Tỉnh Ninh Bình hiện sở hữu 3/57 danh hiệu UNESCO của Việt Nam. Đó là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An; đồng sở hữu Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại Thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt và Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Kim Sơn. Các danh hiệu UNESCO không những đem lại cho tỉnh sự công nhận của thế giới, mà còn là một tiền đề vững chắc cho việc phát triển bền vững.
Di tích khảo cổ học là một trong những loại hình tài nguyên di sản văn hóa độc đáo, là một trong những giá trị phổ quát nổi bật của Quần thể danh thắng Tràng An. Thời gian qua, việc nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di tích khảo cổ từng bước được tỉnh quan tâm, nhằm "đánh thức" tiềm năng, dần hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo xu hướng phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy vùng đất Ninh Bình phát triển toàn diện.
Theo thống kê sơ bộ, trong vùng lõi Di sản Tràng An còn gần 100 nếp nhà cổ, có kiến trúc truyền thống tiêu biểu, được xây dựng trước năm 1945 và phân bố chủ yếu trên địa bàn 2 xã Trường Yên và Ninh Xuân (Hoa Lư), hiện được bảo tồn tương đối tốt. Có một số nếp nhà, khi được trao truyền qua vài thế hệ, trở thành không gian thờ tự và đã được xếp hạng là di tích cấp tỉnh. Việc bảo tồn những nếp nhà truyền thống là tiền đề cho mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững có tính đương đại mà vẫn giữ được bản sắc của vùng đất Cố đô.
Sáng 3/1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 với chủ đề "Phát huy vai trò động lực của văn hóa, thể thao và du lịch đối với sự phát triển bền vững đất nước".
Tại lễ khai mạc Festival Ninh Bình-Tràng An lần thứ II, năm 2023 với chủ đề "Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa" diễn ra vào tối 26/12, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đã có bài phát biểu. Báo Ninh Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Võ Thị Ánh Xuân.
Hiện nay, việc bảo tồn di sản văn hóa đang đặt ra yêu cầu phải đổi mới quan điểm và phương pháp tiếp cận cũng như cách thức ứng xử. Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế-xã hội nhằm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững là một vấn đề đặt ra hết sức cấp thiết đối với tỉnh Ninh Bình.
Theo kế hoạch thực hiện quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đạt tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc năm 2030 là 50%.
"Dư âm" của đại dịch COVID-19 và những bất ổn về địa chính trị tại một số quốc gia có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Ninh Bình nói riêng. Nhưng với niềm tin, tinh thần đoàn kết, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh đã phát huy vai trò sáng tạo, năng động, vươn lên từ chính khó khăn thử thách, từng bước khẳng định vị thế, niềm tin và khát vọng làm giàu của mình, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội, đưa Ninh Bình ngày càng phát triển bền vững.
Quốc hội các nước cần thúc đẩy tính toàn diện, đối thoại liên văn hóa và tôn trọng sự đa dạng như động lực của sự phát triển bền vững và hòa bình.
Làng nghề truyền thống tại Ninh Bình là những làng nghề có lịch sử lâu đời, được nối tiếp qua nhiều thế hệ và có cùng tổ nghề. Nơi đây hội tụ cả không gian văn hóa gắn với sinh kế của người dân bản địa. Chính vì thế, việc bảo tồn và phát huy các giá trị của làng nghề truyền thống của tỉnh cần có những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong bối cảnh mới.
Xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và bảo tồn, giữa kinh tế, văn hóa, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội là cách thức để Ninh Bình đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số nhằm bắt kịp xu thế, hướng tới phát triển bền vững.
Thương binh - Liệt sĩ là những người đã hy sinh, cống hiến cho nền độc lập, tự do của dân tộc, cho sự trường tồn, phát triển của đất nước. Cuộc đời, sự nghiệp của họ là biểu tượng cao đẹp của tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng. Tưởng nhớ, tri ân và thực thi tốt chính sách với Thương binh - Liệt sĩ và người có công với cách mạng không chỉ thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn mà góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực cho quá trình phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Trong 2 ngày 3-4/7, tại Ninh Bình đã diễn ra hội nghị quốc tế về phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam. Tại các phiên thảo luận chuyên đề, nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học... được trao đổi, chia sẻ làm cơ sở quan trọng mở ra những cơ hội hợp tác và phát huy giá trị di sản thế giới bền vững hơn trong tương lai tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới.
Hội nghị quốc tế về phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam được tổ chức tại Ninh Bình đã thành công tốt đẹp. Thông qua hội nghị, khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới là một đất nước nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa - thiên nhiên và giá trị truyền thống vì sự phát triển bền vững. Việc tổ chức hội nghị tại Ninh Bình cũng đã góp phần quảng bá, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh; khẳng định tỉnh Ninh Bình đã, đang và sẽ phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững.
Kể từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014, đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An luôn được đánh giá kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Du lịch có trách nhiệm được lựa chọn làm mô hình phát triển với sự tham gia của 3 trụ cột: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cư dân. Nhiều năm qua, tỉnh Ninh Bình cũng ưu tiên ngân sách cho phát triển văn hóa, thuộc tốp đầu cả nước. Ngoài việc đầu tư tôn tạo di tích, cảnh quan, Ninh Bình đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để vừa bảo tồn di sản, vừa tạo sự phát triển bền vững.