Có 194 kết quả được tìm thấy
Tết đến, Xuân về, người lính quân hàm xanh nơi vùng đất mở Kim Sơn vẫn chắc tay súng, tăng cường tuần tra, kiểm soát, bảo đảm bình yên cho Nhân dân. Trong lòng họ có khoảnh khắc nhớ nhà, nhớ quê nhưng được sưởi ấm bởi tình quân-dân bền chặt.
Ông Tâm là lính lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ, nhưng khi trở về đời thường ông không nề hà việc gì từ ở cơ quan tới chuyện làng xóm. Ông được xem là tấm gương sáng về tinh thần đoàn kết, tình thương yêu giúp đỡ nhau trong cuộc sống...
Chúng tôi đến thăm Quần đảo Trường Sa đúng dịp Tết đến, xuân về. Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đặt chân lên đảo là những chùm hoa tím ngắt, ẩn trong tán lá cây xanh mướt, rễ cây cắm sâu vào nền đá san hô, tạo nên dáng đứng hiên ngang như chính những người lính đảo.
Lần đầu đến với Trường Sa, được chạm tay vào cột mốc chủ quyền, gặp gỡ những người lính Hải quân đang ngày đêm vượt qua khó khăn, gian khổ để bảo vệ biển, đảo quê hương, tôi càng thêm khâm phục ý chí kiên cường, thấu hiểu sự hy sinh thầm lặng của các anh.
Với mong ước được khoác trên mình màu xanh áo lính, hai anh em sinh đôi Nguyễn Duy Quang và Nguyễn Thành Vinh ở xóm 9, xã Hồi Ninh (Kim Sơn) đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ, thực hiện ước mơ hoài bão góp sức trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Việc sưu tầm, phục dựng và trao di ảnh các Anh hùng-Liệt sĩ CAND và Anh hùng - Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình do Hội Cựu công an nhân dân tỉnh Ninh Bình phối hợp với Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” triển khai thực hiện đã thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
Sáng 12/12, tại thành phố Ninh Bình, Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình phối hợp với Tổ chức “Trái tim người lính Việt Nam” tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng-liệt sĩ có thân nhân là CAND tỉnh Ninh Bình.
“Tiếng độc huyền” là nỗi buồn mà người lính ấy đã luôn chờ đợi và hi vọng người yêu đã bị mất tích trong chiến tranh trở về...
Qua 8 ngày trải nghiệm như những người lính thực thụ tại Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 (xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan), 84 "chiến sỹ nhí" tham gia chương trình "Học kỳ trong quân đội" đã có hành trình trưởng thành đầy ý nghĩa.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những kí ức về một thời tham gia chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính năm xưa. Trong những ngày tháng lịch sử này, chúng tôi có dịp gặp gỡ với cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Duy Thường ở xã Quỳnh Lưu (Nho Quan) để nghe kể về những năm tháng đầy gian khó nhưng rất đỗi tự hào.
Những ngày cuối tháng Tư, ngôi nhà của cựu chiến binh Nguyễn Hải Chính (đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình) luôn có nhiều đồng đội, người thân đến thăm hỏi, trò chuyện. Họ đến đây để lắng nghe những câu chuyện và cùng sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm về trước.
Chiến thắng 30/4/1975 mãi đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, khẳng định tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với những người lính từng "vào sinh ra tử", được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh là niềm vinh dự, tự hào và niềm vui trong thời khắc lịch sử, là kỷ niệm đậm sâu suốt cuộc đời.
Trong những ngày tháng Tư lịch sử, ký ức về chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người lính những người trực tiếp tham gia trận chiến lịch sử này. Những hồi ức ấy luôn là minh chứng sống động, chân thực nhất về một thời lịch sử hào hùng, để thế hệ hôm nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ, tri ân.
Tham dự các hoạt động "Ngày hội tòng quân" tại huyện Yên Mô, điều ấn tượng nhất với chúng tôi là những nụ cười rạng rỡ của các thanh niên ưu tú lần đầu tiên được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh áo lính. Niềm tự hào hiện rõ trên khuôn mặt những chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi khi được tham gia các hoạt động ý nghĩa, bổ ích do huyện tổ chức.
Tết đến, Xuân về, khi mọi người, mọi nhà sum vầy thì ở nơi biên giới biển của tỉnh, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng vẫn ở lại đón Tết tại đơn vị, ngày đêm tuần tra, canh gác, góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực vùng biên. Vượt lên nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình và người thân, những người lính quân hàm xanh vẫn chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, để mọi người dân được vui Xuân, đón Tết.
Được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh áo lính là niềm tự hào của tuổi trẻ. Xác định được tinh thần ấy, nhiều thanh niên trong tỉnh đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ với mong muốn cống hiến cũng như có cơ hội rèn luyện trong môi trường quân ngũ.
Tiếp bước thế hệ cha ông và truyền thống cách mạng quê hương, nhiều thanh niên huyện Yên Khánh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ với mong ước được khoác trên mình bộ quân phục màu xanh áo lính, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của tuổi trẻ: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong những năm tháng chiến tranh, những lá thư, những trang nhật ký trở thành cầu nối giữa tiền tuyến và hậu phương, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm và mong ước hòa bình của người lính nơi chiến trường và khi quá khứ khép lại, những lá thư ấy trở thành hồi ức còn mãi với thời gian.
Trong cuộc đời mỗi người làm báo đều có cho riêng mình những trải nghiệm đặc biệt. Với tôi, chuyến hải trình 20 ngày, đêm qua các đảo trên quần đảo Trường Sa cuối năm 2022 vừa qua là kỷ niệm thiêng liêng, sâu đậm nhất. Nơi đó tôi đã trải qua cảm xúc rưng rưng của một người con đất Việt lần đầu tiên được chạm tới phần biển đảo xa xôi nhất của Tổ quốc; được thấu hiểu, chia sẻ những câu chuyện của những người lính hải quân dũng cảm, kiên cường, ngày đêm canh giữ biển trời giữa ngàn trùng sóng gió...
Kể từ khi thành lập Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, đã có hơn 2 triệu lính mũ nồi xanh thực hiện 71 nhiệm vụ hỗ trợ các quốc gia vượt qua chiến tranh hướng tới hòa bình.
Ngắm nhìn "viên ngọc xanh" giữa vùng non nước hữu tình, ít ai biết rằng xưa kia, Thung Nham là vùng đất sình lầy, đường vào không có, lau sậy và cỏ dại mọc um tùm, hoang vu đến rợn người. Khi đó, anh Phạm Công Chất mới ngoài 20 tuổi, còn chưa có gia đình và vừa rời quân ngũ trở về. Tài sản duy nhất là nghị lực của người lính và ý chí không cam chịu đói nghèo của một thanh niên giàu khát vọng. Câu chuyện về người lính, doanh nhân Phạm Công Chất đã truyền cảm hứng cho những người trẻ ngày nay hãy ước mơ và đương đầu với khó khăn, thử thách để xứng đáng với sứ mệnh mà đất nước đặt trên vai họ.
Mặc trang phục kiểu ngụy quân, tung lên mạng các hình ảnh, clip phản cảm; sản xuất, kinh doanh, sưu tầm trang phục, đồ dùng của lính Mỹ, ngụy trước năm 1975... Những hành vi phản cảm ấy đang diễn ra tràn lan trên không gian mạng.
Sáu năm trong quân ngũ, cựu chiến binh Bùi Hồng Lĩnh, xã Gia Thanh ( huyện Gia Viễn) gắn với tuyến vận tải Trường Sơn - một trong những trận tuyến khốc liệt, gian khổ nhất trong chặng đường bảo vệ non sông. Trò chuyện với ông Lĩnh vào một ngày tháng Tư lịch sử, ông đã kể cho chúng tôi nghe về những tháng năm của tuổi trẻ, nơi bầu bạn với chiếc xe không có kính trên những cung đường hiểm trở dưới làn mưa bom, bão đạn...
Lẫn trong đội ngũ những người lính hải quân ở Quần đảo Trường Sa, không thể thiếu bóng dáng của lực lượng quân y với quân hàm hình chữ thập đỏ, luôn tận tâm, chăm sóc sức khỏe cho đồng đội để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Đồng thời các anh cũng là những thầy thuốc vô cùng tin cậy của nhân dân trên đảo và những ngư dân đánh cá xa bờ trên biển Đông, giúp họ yên tâm vươn khơi bám biển.