Có 432 kết quả được tìm thấy
Chiều 22/12, Hội thảo khoa học quốc tế "Giải quyết mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội: Nhìn từ quản trị vùng và địa phương" tiếp tục phiên chuyên đề về: Kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam và tỉnh Ninh Bình trong quản trị mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội.
Tiếp nối thành công của kỳ Festival Ninh Bình lần thứ I năm 2022, từ ngày 26-31/12/2023, tỉnh Ninh Bình tổ chức Festival Ninh Bình Tràng An lần thứ II với chủ đề "sắc màu di sản hội tụ và lan tỏa". Đây là sự kiện văn hóa-du lịch tầm quốc gia, cũng là thương hiệu lễ hội riêng của tỉnh Ninh Bình nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa và tôn vinh các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Hội nghị được tổ chức để có đầy đủ luận cứ khoa học - thực tiễn cho xây dựng tiêu chí đô thị và phân loại đô thị đặc thù, phù hợp đặc trưng, hình thái, chức năng đô thị dựa trên nền tảng giá trị văn hóa và sinh thái của tỉnh Ninh Bình; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh nhằm phát huy giá trị nổi bật, riêng có về văn hóa - lịch sử của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư và giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An, tài sản vô giá của Quốc gia và của tỉnh, tạo động lực, là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững hướng tới Đô thị Di sản thiên niên kỷ.
Ninh Bình là địa phương duy nhất ở Việt Nam và cũng là số ít trong khu vực sở hữu danh hiệu di sản kép "Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An" được UNESCO chính thức công nhận vào năm 2014. Đây là tài sản vô giá của quốc gia và của tỉnh, tạo động lực, là nền tảng cho sự phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Ninh Bình đang nỗ lực, quyết tâm để xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng "Đô thị di sản thiên niên kỷ".
Sáng 8/12, tại Nhà hát múa rối Thăng Long (Thành phố Hà Nội), Ban Tổ chức Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II, năm 2023 đã tổ chức họp báo về chương trình Festival Ninh Bình - Tràng An lần thứ II, năm 2023 với chủ đề "Sắc màu di sản - Hội tụ và lan tỏa". Đây là sự kiện văn hóa - du lịch mang tầm quốc gia, cũng là thương hiệu lễ hội riêng của tỉnh Ninh Bình nhằm đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa và tôn vinh các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Ninh Bình là vùng đất cổ, ẩn chứa kho tàng di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc và phong phú. Tỉnh ta đã xác định đây là tiềm năng lớn để phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội. Do đó, công tác tuyên truyền, quảng bá và đưa di sản, văn hóa đến gần với công chúng được quan tâm, triển khai thực hiện với nhiều hình thức, góp phần xây dựng và lan tỏa thương hiệu điểm đến của Ninh Bình.
Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có 3 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 78 di tích Quốc gia, 314 di tích cấp tỉnh, 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là những nguồn lực quan trọng để nhận diện thương hiệu địa phương.
Khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của vùng dân tộc thiểu số không chỉ góp phần bảo vệ di sản văn hóa dân tộc mà còn tạo sức hút trong phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Chiều 23/11, Sở Du lịch phối hợp với UBND huyện Gia Viễn tổ chức hội nghị ký kết Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Tối 17/11, tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh diễn ra lễ bế mạc Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống".
Trong khuôn khổ các hoạt động tại triển lãm "Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống", gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP của các địa phương trên cả nước đã thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.
Tối 13/11, tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trong cả nước tổ chức khai mạc Triển lãm "Không gian Di sản văn hóa và Sản phẩm thủ công truyền thống".
Ngay sau phiên khai mạc, các đại biểu đã tham dự Phiên thảo luận thứ nhất tại hội thảo với chủ đề "Nhận diện, bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống tại di sản thế giới Tràng An. Kinh nghiệm quốc tế" do đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Văn Mạnh, TUV, Giám đốc Sở Du lịch và PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia Việt Nam đồng chủ trì.
Sáng 3/11, UBND tỉnh tổ chức hội thảo khoa học quốc tế "Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống trong vùng Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An".
Ngày 3/11, Hội thảo khoa học quốc tế "Nhận diện, bảo tồn và phát huy giá trị nhà ở truyền thống trong vùng Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An" tiếp tục diễn ra phiên thảo luận thứ 2 với chủ đề "Xây dựng tiêu chí và định hướng phát huy giá trị nhà ở truyền thống trong Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An".
Chiều 17/10, tại trụ sở Ban Đối ngoại Trung ương, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với đối tác Nhật Bản về việc trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ bảo tồn Cố đô di sản văn hóa.
Chiều 14/10, Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Asan (Hàn Quốc) do ông Park-Gyeong-gwi, Thị trưởng thành phố làm trưởng đoàn đã đi tham quan Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Tối 10-10, tại TP Rạch Giá (Kiên Giang), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội truyền thống kỷ niệm 155 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2023) và đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang".
Di sản văn hóa vật thể được định nghĩa là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Đây là những đối tượng, hiện vật, công trình, cảnh quan, địa điểm, di tích lịch sử, kiến trúc, tài liệu và những đại diện khác của con người và xã hội từ quá khứ đến hiện tại. Mỗi một di sản văn hóa vật thể là một câu chuyện tuyệt vời về quá khứ và mang lại sự kiêu hãnh và nhận thức sâu sắc về lịch sử và văn hóa của chúng ta. Vì vậy, di sản văn hóa vật thể đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và truyền tải di sản lịch sử và văn hóa cho thế hệ sau. Luật di sản văn hóa quy định việc quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa trong quốc gia với mục đích bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.