* Các vướng mắc pháp luật được trợ giúp pháp lý
- Đất đai, nhà ở
- Dân sự, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự
- Hôn nhân gia đình và pháp luật về trẻ em
- Thừa kế
- Hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự
- Hành chính, khiếu nại, tố cáo và tố tụng hành chính.
- Lao động, việc làm, bảo hiểm
- Chế độ, chính sách dành cho người khuyết tật và chế độ ưu đãi xã hội khác
- Lĩnh vực pháp luật khác về môi trường; bảo vệ người tiêu dùng; ưu đãi người có công với cách mạng; chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
* Hình thức trợ giúp pháp lý
- Tư vấn pháp luật (trực tiếp hoặc bằng văn bản)
- Tham gia tố tụng
- Đại diện ngoài tố tụng
- Hòa giải
- Giúp đỡ thủ tục hành chính, khiếu nại
* Các giấy tờ cần phải có khi đề nghị trợ giúp pháp lý
- Đơn yêu cầu TGPL do người khuyết tật viết hoặc điền vào mẫu đơn có sẵn có ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp người đại diện, người giám hộ thay mặt người khuyết tật đến nộp đơn yêu cầu TGPL cần xuất trình Giấy chứng minh nhân dân của mình hoặc giấy ủy quyền có ký xác nhận của người yêu cầu.
- Giấy tờ chứng minh người khuyết tật (Giấy xác nhận khuyết tật hoặc giấy tờ hợp pháp khác mà dựa vào đó có thể biết rằng người có tên trong đó là người khuyết tật).
- Giấy tờ, tài liệu có liên quan đến các vướng mắc pháp luật cần giúp đỡ.
* Quyền của người khuyệt tật khi yêu cầu trợ giúp pháp lý
- Tự mình hoặc thông qua người thân thích, người đại diện yêu cầu TGPL.
- Lựa chọn người thực hiện TGPL.
- Yêu cầu thay đổi người thực hiện TGPL.
- Thay đổi, rút yêu cầu TGPL.
- Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc TGPL.
- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Khiếu nại, tố cáo về TGPL.
* Nghĩa vụ của người khuyết tật khi được trợ giúp pháp lý
- Cung cấp giấy tờ chứng minh là người khuyết tật.
- Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc TGPL và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó.
- Tôn trọng tổ chức thực hiện TGPL, người thực hiện TGPL và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện TGPL.
- Không yêu cầu tổ chức thực hiện TGPL khác TGPL cho mình về một vụ việc đang được tổ chức thực hiện TGPL trợ giúp.
- Chấp hành pháp luật về TGPL và nội quy nơi thực hiện TGPL.
* Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
- Khi có nhu cầu TGPL, người khuyết tật có thể tìm các địa chỉ sau để yêu cầu giúp đỡ pháp luật hoàn toàn miễn phí:
+ Trung tâm TGPL nhà nước;
+ Chi nhánh của Trung tâm;
+ Văn phòng luật sư, Công ty luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý;
+ Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.
* Các phương thức trợ giúp pháp lý
- Được tham gia các buổi trợ giúp pháp lý lưu động tổ chức tại địa phương;
- Được tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại địa phương;
- Được tham gia sinh hoạt chuyên đề pháp luật ngay tại cơ sở.
Theo tài liệu của Cục TGPL-Bộ Tư pháp