Về đối tượng được sở hữu nhà ở (Điều 9
), một số ý kiến cho rằng, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu
. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa quy định đầy đủ về các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở, cụ thể là sở hữu nhà nước và sở hữu chung
, đề nghị
Ban soạn thảo nghiên cứu, xem xét bổ sung đối tượng được sở hữu nhà ở cho phù hợp với quy đ
ịnh của Hiến pháp, Bộ luật dân sự
và Luật đất đai.
Một số ý kiến bày tỏ băn khoăn đối với quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong phát triển nhà ở (Điều 15), vì cho rằng quy định này vẫn còn nặng tư duy bao cấp, không bền vững, thiếu tính khả thi do nguồn vốn ngân sách nhà nước thì có hạn trong khi nhu cầu lại rất lớn. Đề nghị cần sửa đổi theo hướng chính sách phát triển nhà ở phải thể hiện chủ trương xã hội hóa trên cơ sở xác định trách nhiệm tạo lập nhà ở trước hết là của người dân, còn Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tạo lập nhà ở.
Theo một số đại biểu, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu của chủ sở hữu nhà ở. Tại Điều 168 Luật đất đai đã quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản, đó là việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Vì vậy, để đảm bảo tính thống nhất khi áp dụng luật, đề nghị quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đăng ký, trừ trường hợp mở thừa kế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, việc quy định như vậy sẽ hạn chế được thời điểm chuyển dịch quyền sử dụng đất và chuyển dịch nhà ở vào các thời điểm khác nhau, trong khi việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử sụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là một mẫu thống nhất được cấp cùng một thời điểm.
Về quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (Điều 153 và Điều 155), một số ý kiến bày tỏ sự đồng tình việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, đề nghị cần nghiên cứu quy định điều kiện chặt chẽ hơn nhằm bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt là tại địa bàn, khu vực trọng yếu. Chẳng hạn như quy định không được mua nhà ở tại các khu vực đặc biệt; hạn chế về số lượng nhà ở được mua trong một khu vực; hạn chế số lượng căn hộ được mua trong một tòa nhà chung cư... tránh hình thành những khu vực biệt lập hoàn toàn chỉ có người nước ngoài sinh sống.
Về chính sách phát triển nhà ở công vụ (khoản 10 Điều 4), một số đại biểu cho rằng, nhà công vụ hiện nay thực chất là bao cấp cho một số ít đối tượng với giá rẻ, trong khi số đông cán bộ, công chức (nhất là cán bộ, công chức trẻ) có nhu cầu thì không được đáp ứng. Do vậy, đề nghị bỏ quy định bao cấp về nhà ở công vụ mà cần tính đúng, tính đủ các khoản tiền này vào lương để bảo đảm tính công bằng, công khai, minh bạch. Liên quan đến các quy định về Quỹ phát triển nhà ở xã hội (Điều 69), có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ nguồn quỹ nhà ở xã hội hiện nay ở các địa phương đã được hình thành và quản lý, sử dụng như thế nào? Đồng thời phải có sự so sánh với quy định mới của dự thảo Luật thì dự kiến quỹ nhà ở xã hội sẽ tăng bao nhiêu, mức độ đáp ứng yêu cầu vốn để phát triển nhà ở xã hội ra sao?
Đối với các quy định về mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (Điều 28, Điều 118), một số đại biểu cho rằng, dự thảo quy định việc mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai theo dự thảo Luật sẽ phải thông qua một tổ chức tín dụng là hợp lý. Tuy vậy, dự thảo lại thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện, không rõ tiền ứng trước do tổ chức tín dụng quản lý và giải ngân theo tiến độ xây dựng hay sẽ giao toàn bộ cho chủ đầu tư. Do đó, để bảo đảm tính khả thi, đề nghị cần quy định cụ thể về các nguyên tắc thực hiện và những nội dung cơ bản của chính sách này ngay trong dự thảo Luật.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi).
Quốc Khang