Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2014 và phát động cuộc thi viết "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" vào ngày 6/11/2014.
Ngày 30/10, tại Trường Chính trị tỉnh, Sở Tư pháp đã phối hợp với với Sở Nội vụ tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tư pháp - Hộ tịch cho 90 cán bộ làm công tác Tư pháp- Hộ tịch của các xã, phường, thị trấn.
Trong xã hội, các mối quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình luôn diễn ra đa dạng, phức tạp, với những hình thức khác nhau. Vì vậy, để xây dựng và hoàn thiện chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, chậm tiến bộ trong hôn nhân gia đình là vấn đề đang được quan tâm.
Thực hiện Đề án của Bộ Quốc phòng về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới" và giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh là cơ quan chủ trì thực hiện kế hoạch.
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý, nhằm giúp họ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua trợ giúp pháp lý gồm có:
Một số bạn đọc có thư đề nghị cho biết định mức tài chính hỗ trợ đối với các hoạt động thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo được quy định như thế nào?
Đoàn luật sư tỉnh hiện có 24 luật sư chính thức và 4 luật sư tập sự với 11 văn phòng tổ chức hành nghề luật sư. Từ năm 2011 đến nay, các Văn phòng luật sư đã thụ lý giải quyết gần 400 vụ việc và thực hiện hơn 300 cuộc tư vấn pháp luật, 107 dịch vụ pháp lý khác. Có thể khẳng định đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh hoạt động ngày càng tích cực hơn, đảm bảo cung cấp các dịch vụ pháp lý đúng đắn, kịp thời với tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp luật sư, trong đó đáng ghi nhận là việc tham gia trợ giúp pháp lý cho người dân.
Ngày 28/7, Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật với nội dung phổ biến những nội dung cơ bản, điểm mới của Luật đất đai 2013 và triển khai ngày pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Hỏi: Pháp luật quy định bên cạnh cảnh sát giao thông là lực lượng chính thì còn có các lực lượng chức năng nào khác khi được huy động cũng có thẩm quyền dừng phương tiện và xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ.
Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, trong số các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh thời gian qua, các vụ việc liên quan đến lĩnh vực đất đai chiếm số lượng lớn. Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý (TGPL) về lĩnh vực đất đai cho người dân, nhất là địa bàn nông thôn, địa bàn triển khai các dự án có liên quan đến GPMB...
Những năm qua, bên cạnh hoạt động TGPL tại trụ sở, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện hiệu quả hoạt động TGPL lưu động. Thông qua các đợt TGPL, nhất là những chuyến về vùng sâu vùng xa đã giúp người dân tiếp cận với những kiến thức pháp luật phục vụ thiết thực cho đời sống của họ. Trong quá trình thực hiện TGPL lưu động, cán bộ và cộng tác viên của Trung tâm đã tiếp nhận với những câu hỏi đơn giản, sát thực với cuộc sống của người dân như: Thủ tục đăng ký kết hôn, thủ tục cấp giấy chứng minh nhân dân như thế nào, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký khai sinh... Căn cứ vào các quy định của pháp luật cán bộ TGPL diễn giải cho mọi người một cách dễ hiểu, dễ nhớ.
Xã hội hóa trợ giúp pháp lý (TGPL) là yêu cầu khách quan đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, xã hội hóa như thế nào cho có hiệu quả thì cần thiết phải quy định các nguyên tắc phối hợp và cơ chế huy động các nguồn lực trong xã hội một cách cụ thể, thực hiện có lộ trình và điều kiện nhất định.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 10% dân số là người khuyết tật. Số lượng người khuyết tật ở Việt Nam đang chiếm tỷ lệ lớn so với khu vực và thế giới. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật (chiếm khoảng 7,5% dân số). Đa số (87%) người khuyết tật sống ở nông thôn, gặp nhiều khó khăn, cần đến sự trợ giúp, hỗ trợ của nhà nước và xã hội nên ngoài việc thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ như mọi công dân khác thì họ cần được bảo vệ các quyền và những ưu tiên dành riêng cho họ. Do đó, nhu cầu trợ giúp pháp lý và truyền thông pháp luật của người khuyết tật là rất lớn.
Từ khi Luật Trợ giúp pháp lý có hiệu lực, các chính sách trợ giúp pháp lý trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đã có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trong cả nước.
Một số bạn đọc có thư hỏi: Nhà nước có chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020. Vậy chính sách này được thực hiện như thế nào?
2 năm qua, Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý (TGPL) ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được triển khai thực hiện nghiêm túc trên địa bàn tỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu TGPL của nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực TGPL.
Với vai trò hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân tộc thiểu số…; đồng thời góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân, những năm qua, hoạt động của các Câu lạc bộ (CLB) trợ giúp pháp lý đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, hạn chế tình trạng đơn thư, khiếu nại, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua có một số bạn đọc gửi thư hỏi: Theo quy định của Nhà nước, đối tượng nào thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí?
Ngày 9/6/2008, Bộ Tư pháp và Trung ương Hội CCB Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch số 02 về hướng dẫn phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với CCB Việt Nam. Qua 5 năm thực hiện Thông tư 02 trên địa bàn tỉnh, kết quả đáng ghi nhận là nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đối với CCB được nâng lên rõ rệt; đồng thời tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân nói chung, hội viên CCB, cựu quân nhân nói riêng...
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 40 CLB trợ giúp pháp lý, trong đó có 24 CLB thuộc các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển và xã miền núi. Các CLB được cấp kinh phí duy trì hoạt động ít nhất 1 lần/tháng. Trong 3 năm, từ 2011 đến 2013, các CLB đã tổ chức 1.056 buổi sinh hoạt, thu hút 31.680 lượt người tham dự, qua đó đã tư vấn pháp luật cho hàng trăm vụ việc.
© 2020 Bản quyền thuộc về Báo Ninh Bình điện tử.
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.