Thời điểm thu hoạch sớm thì sản phẩm sẽ bán được giá cao nên vài năm trở lại đây, nông dân thuộc các xã Gia Thắng, Gia Tiến, Gia Phong và thị trấn Me trồng rau màu vụ đông sớm hơn. Trên cánh đồng màu thuộc thôn Phương Hưng, xã Gia Phong, bí đã bắt đầu vươn cành, da chuột đã ra hoa, cà chua đã trĩu quả; bà con trong thôn đang tập trung bấm ngọn, bắc giàn, tỉa lá, vun xới cho cây màu.
Ông Nguyễn Văn Tính, một ngời dân trong thôn cho biết: Gia đình tôi thuê 5 sào đất chuyên màu trồng cà chua, rau cải cho thu hoạch thường xuyên. 1 sào cà chua năm nay do trồng sớm nên thời điểm này đã bắt đầu cho thu hoạch; giá bán khá cao (15-17 nghìn đồng/kg) còn 2 sào da chuột cũng đang bắt đầu ra hoa.
Ông Tính chia sẻ: Đối với cây màu, quan trọng nhất là khâu chăm sóc, khi cây còn nhỏ thì phải luôn đảm bảo đủ ẩm, tránh nắng mạnh, ma lớn; khi cây đã bén rễ thì phải bón thúc, định cành, có như vậy cây mới phát triển tốt và hạn chế được sâu bệnh. Nhìn chung, làm màu vất vả nhưng chịu khó thì cũng "ra tiền". Chị Trịnh Thị Hòa, ở ruộng bên cạnh đang lên luống trồng khoai tây cũng hồ hởi nói: Nhiều năm nay trên diện tích đất 2 lúa, tôi thường trồng khoai tây. Cây khoai tây dễ trồng, dễ bảo quản, giúp ruộng sạch cỏ, đất tơi xốp, củ khoai tây vừa bán ra thị trường vừa làm thực phẩm cho gia đình.
Xác định vụ đông là vụ sản xuất chính trong năm nhằm tăng thu nhập cho nông dân, ngay sau khi thu hoạch lúa xuân, UBND xã Gia Trấn đã xây dựng kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông; bố trí khoanh vùng, xây dựng cơ cấu giống lúa, trà lúa hợp lý tạo quỹ đất trồng cây vụ đông. Do vậy, đến thời điểm này toàn xã đã gieo trồng được gần 30 ha cây vụ đông. Trong đó nhiều loại rau quả như rau cần, đậu đã cho thu hoạch.
Ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Gia Trấn cho biết: Vụ này, xã khuyến khích bà con đa vào trồng các loại cây cho giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường như da chuột bao tử, cà chua, khoai tây và rau màu các loại. Xã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát động phong trào thi đua sản xuất vụ đông đến từng chi bộ, thôn, xóm. Đồng thời yêu cầu các HTX nông nghiệp đảm bảo tốt công tác thủy nông, bảo vệ đồng điền, đẩy mạnh hoạt động cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV; xây dựng vùng sản xuất tập trung. Vì vậy, nhiều năm qua, diện tích cây màu vụ đông trên địa bàn Gia Trấn luôn ổn định.
Thời gian này, ban chỉ đạo sản xuất của xã đang tập trung tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân chăm sóc cây a ấm bằng việc bón phân NPK tổng hợp loại chuyên thúc, hạn chế dùng phân đơn. Tiến hành vun gốc cho khoai lang, da và bí. Riêng với cây vụ đông ưa lạnh như khoai tây, các HTX khuyến cáo bà con nông dân thời vụ trồng tốt nhất từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 11. Căn cứ vào quỹ đất và tập quán canh tác của ngời dân, địa phương chú trọng mở rộng diện tích rau, quả, đặc biệt là rau chế biến, phấn đấu hoàn thành kế hoạch gieo trồng 51 ha cây vụ đông.
Do làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai sớm kế hoạch sản xuất vụ đông nên đến thời điểm này huyện Gia Viễn đã gieo trồng được 950 ha cây màu vụ đông các loại, trong đó đậu tương 31 ha, ngô 62 ha, khoai lang 200 ha, khoai tây 25 ha, rau màu khác là 632 ha.
Tuy nhiên, theo Trạm BVTV huyện, trên một số diện tích rau màu đã xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại như: giòi đục thân, sâu cuốn lá ở đậu tương; sâu cắn nõn trên cây ngô; một số diện tích trồng rau họ thập tự, bầu bí cũng đang bị nhiễm sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bọ nhảy. Tuy mức độ gây hại của các đối tượng trên cha đáng lo ngại nhưng các địa phương không chủ quan, lơ là công tác BVTV. Trong vụ đông, nếu có ma nhiều, độ ẩm cao sẽ dễ tạo điều kiện cho các mầm sâu bệnh phát triển.
Chính vì vậy, cùng với chú trọng chăm sóc để tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng, bà con nông dân cần tích cực theo dõi diễn biến của sâu bệnh để kịp thời phát hiện các nguy cơ, từ đó chủ động triển khai có hiệu quả các biện pháp bảo vệ. Các HTX nông nghiệp thường xuyên thăm, kiểm tra đồng ruộng, tập trung tới tiêu và diệt chuột.
Bài, ảnh: Hà Phương