Theo đó, Công viên động vật hoang dã Quốc gia được xây dựng tại xã Kỳ Phú và Phú Long, huyện Nho Quan với quy mô 1.155,43 ha. Tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 7.368 tỷ đồng, trong đó, vốn xã hội hóa khoảng 5.247 tỷ đồng; ngân sách nhà nước khoảng 2.121 tỷ đồng.
Dự án hoàn thành không chỉ phục vụ mục đích bảo tồn, công viên còn có thể trở thành điểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mục tiêu của Đề án là bảo tồn, cứu hộ, phát triển và lưu trữ nguồn gen các loài động vật hoang dã, ưu tiên các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm; phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, giáo dục môi trường kết hợp với du lịch sinh thái; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Ông Phạm Văn Thành, Phó giám đốc Ban quản lý dự án cho biết: Dự án được triển khai từ năm 2015. Theo quy hoạch đã được phê duyệt thì công viên sẽ chia làm 6 phân khu chính: Phân khu cây xanh sinh thái, phân khu động vật hoang dã, phân khu chăm sóc - nghiên cứu phát triển các loài động vật hoang dã, phân khu trung tâm dịch vụ; phân khu vui chơi giải trí, phân khu tái định cư và nhà công vụ, nhà ở cán bộ, công nhân viên và dịch vụ.
Trong đó phân khu động vật hoang dã sẽ là tâm điểm của dự án với diện tích trên 400 ha và được tổ chức theo các mô hình cảnh quan đặc trưng của các phân vùng trên thế giới như sa mạc châu Phi, các bộ lạc Nam Mỹ và các vùng rừng rậm nhiệt đới châu Á.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án đã xây dựng xong kế hoạch giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ châu á thuộc Dự án xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
Đến thời điểm này đã cơ bản hoàn thành việc đo đạc kiểm đếm đất đai của những hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án và đang tiến hành chi trả theo quy định tại phân khu động vật hoang dã châu Á.
Ông Trịnh Đức Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nho Quan cho biết: Dự án xây dựng Công viên động vật hoang dã là một dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội không chỉ của huyện Nho Quan mà cả tỉnh Ninh Bình.
UBND huyện Nho Quan đã ra Quyết định số 3037/QĐ-UBND về việc thu hồi đất để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu nuôi thả thú dữ châu á thuộc Dự án xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
Đồng thời phê duyệt dự toán hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ châu á thuộc Dự án xây dựng công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình, với diện tích đất thu hồi 348.862,48 m2. Vị trí thu hồi đất tại xã Kỳ Phú. Tổng dự toán GPMB là trên 10,2 tỷ đồng.
Đồng thời, Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Nho Quan đã triển khai công tác kiểm đếm, đang lập hồ sơ thu hồi đất và phương án dự toán giải phóng mặt bằng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn I trang trại bảo tồn gấu Ninh Bình, thuộc phân khu cây xanh sinh thái; diện tích đất thu hồi: 3,6 ha, tại xã Kỳ Phú.
Hiện Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Nho Quan đã triển khai công tác kiểm đếm, đang lập hồ sơ thu hồi đất và phương án dự toán giải phóng mặt bằng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo 2 xã Phú Long và Kỳ Phú tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác GPMB. Chỉ đạo các xã thành lập các tiểu ban tuyên truyền để tuyên truyền, vận động cho nhân dân nhận thức được tầm quan trọng của dự án, từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện cho cơ quan chức năng thu hồi mặt bằng.
Tuy nhiên, trong quá trình GPMB, xã và các ngành liên quan cần phối hợp chặt chẽ có phương án đền bù hợp lý. Đồng thời nhanh chóng chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho những hộ bị thu hồi đất sản xuất.
Theo ông Chủ tịch UBND xã Phú Long: Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Phú Long rất phấn khởi khi dự án Công viên động vật hoang dã Quốc gia được xây dựng trên địa bàn.
Xã đã tích cực phối hợp với Ban quản lý dự án để xây dựng kế hoạch GPMB, tuyên truyền, vận động bà con nhân dân về tầm quan trọng của dự án, do đó trong quá trình thu hồi đất không có vấn đề nổi cộm về khiếu kiện.
Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng sau khi thu hồi đất nhưng dự án chưa tiến hành xây dựng thì tạo điều kiện để người dân được tiếp tục tận dụng sản xuất những loại cây theo thời vụ, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên, công tác GPMB của dự án đang gặp phải một số khó khăn do diện tích sử dụng đất rộng, trình độ dân trí chưa cao dẫn đến một số cơ chế, chính sách đền bù về GPMB triển khai còn khó khăn.
Chúng tôi xác định việc GPMB phải trên cơ sở quyền lợi hợp pháp của nhân dân, tạo điều kiện tối ưu nhất để người dân sau khi thu hồi đất nhanh chóng ổn định cuộc sống n
Nguyễn Thơm