Trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất, có chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu; phát triển, mở rộng các ngành nghề nông thôn, tạo việc làm cho người nghèo. Tổ chức tốt công tác dạy nghề, truyền nghề, đào tạo nghề có địa chỉ theo định hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương.
Các doanh nghiệp tổ chức dạy nghề và tiếp nhận người lao động vào làm việc sẽ được tỉnh hỗ trợ trực tiếp 1,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm ở địa bàn 23 xã nghèo trọng điểm; yêu cầu các doanh nghiệp đã đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch và các địa bàn phải ưu tiên tuyển dụng, đào tạo nghề và sử dụng người lao động đã bị thu hồi đất.
Tăng cường nguồn vốn cho vay, nhằm thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo. Hỗ trợ cải tạo, sửa chữa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo với mức năm triệu đồng/nhà. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nguồn lực cho các xã nghèo, cụm xã nghèo trọng điểm, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao. Tăng cường vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong thực hiện chương trình giảm nghèo. Tổng kinh phí hằng năm chi cho chương trình này là 32.750 triệu đồng, trong đó kinh phí của tỉnh là 30.250 triệu đồng.
Theo NDĐT