Năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh tranh thủ tối đa nguồn vốn của Ngân hàng CSXH Việt Nam để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Do vậy, Tổng nguồn vốn đạt trên 443 tỷ đồng, tăng 45% so với đầu năm. Doanh số cho vay trong năm đạt hơn 259 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ đạt trên 451 tỷ đồng, với gần 83 nghìn hộ, đạt 100% kế hoạch, tăng trưởng tín dụng trong năm đạt 148 tỷ, gấp 3 lần tăng trưởng năm 2006. Trong đó Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai thêm các các chương trình như: đối tượng cho các hộ ở vùng khó khăn thuộc 43 xã nghèo (45 tỷ đồng) vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Đăc biệt trong 3 tháng triển khai chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo vay vốn học tập là 62 tỷ đồng/11.876 hộ.
Hiện mạng lưới giao dịch của Ngân hàng trên toàn tỉnh đã lên tới 96 điểm được phân bổ ở khắp các địa phương trong tỉnh. Nguồn vốn của Ngân hàng được cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội, như: Hội phụ nữ, nông dân, Cựu chiến binh hoặc Đoàn Thanh niên. Tuy nhiên, theo đồng chí Quách Văn Trạc, Chủ tịch Hội cựu chiến binh tỉnh: Hầu hết là làm kiêm nhiệm nên nghiệp vụ ở các tổ chức này yếu, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Dư nợ cho vay hộ nghèo bình quân toàn tỉnh thấp, chỉ đạt hơn 4,6 triệu đồng/hộ- số vốn nhỏ nên khó mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.
Đa số các Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, thị đều kiến nghị: để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2008 có ít nhất 150- 170 tỷ đồng, Ngân hàng cần tranh thủ đến mức tối đa nguồn vốn của Ngân hàng CSXH Việt Nam, không chỉ cho vay đúng đối tượng mà tiếp tục vận dụng những những hộ cận nghèo; cho vay học sinh, sinh viên đồng thời chú ý đến đối tượng vay vốn học nghề; Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra giám sát tại các tổ vay vốn, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng mạng lưới giải ngân, thu hồi vốn. Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với địa phương kiểm tra, xác định thiệt hại ở những địa phương thời gian qua chịu thiệt hại do rét đậm, rét hại để triển khai cho vay theo sát các chương trình.
Nguyễn Minh