Tại điểm cầu Ninh Bình, đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai & TKCN tỉnh và lãnh đạo các huyện, thành phố.
Trong mấy năm gần đây hiện tượng Elnino tiếp tục ảnh hưởng đến nước ta, khả năng đạt cường độ kỷ lục và kéo dài đến hết mùa xuân 2015-2016. Theo báo cáo của Ban chỉ Trung ương về PCTT, do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, làm cho nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa là nguyên nhân gây ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các khu vực Trung Bộ, Tây nguyên, Nam Bộ và hiện tượng mùa đông ấm ở khu vực miền núi, Trung Du và Đồng bằng bắc bộ…
Năm 2015 hạn hán đã xảy ra ở nước ta, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh, làm gần 40.000 ha dừng sản xuất do thiếu nước, diện tích cây trồng bị hạn hán lên tới 122.000 ha và hàng chục ngàn người dn bị thiếu nước sinh hoạt…
Tại hội nghị, các ngành, địa phương đã tập trung thảo luận, đánh giá sâu về tình hình ảnh hưởng, thiệt hại và đề xuất các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, phòng chống cháy rừng cụ thể ở từng địa phương nhằm đảm bảo cho ngành sản xuất và đời sồng dân sinh.
Đồng thời các bộ, ngành, địa phương cũng đề xuất với Chính phủ ban hành hành 1 số cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi, giống và khắc phục hậu quả khi han hán, xâm nhập mặn xảy ra…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ghi nhận và biểu dương các ngành, địa phương đã chủ động, tích cực triển khai các biện pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn.
Đồng chí Phó thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn do ảnh hưởng của Elnino. Trước tiên là đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, hiện tượng Elnino để nhân dân chủ động sử dụng các nguồn nước hợp lý.
Bộ NN&PTNT chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát đánh giá khả năng tác động của hạn hán, xâm nhập mặn để xây dựng kế hoạch ứng phó cụ thể nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất thiệt hại đến sản xuất, đời sống nhân dân.
Kiểm tra nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để có kế hoạch điều tiết, sử dụng tiết kiệm nguồn nước, ưu tiên cho nước sản xuất, dân sinh, nước uống cho gia súc, tưới cho cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao.
Tăng cường nguồn vốn xây dựng các đập tạm trữ nước, ngăn mặn, tu bổ, nạo vét kênh mương, cống để tăng khả năng tích nước ngọt.
Trên cơ sở cân đối nguồn nước cho cả năm 2016, để xác định cụ thể vùng đảm bảo tưới, vùng nguy cơ hạn hán để bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý; điều chỉnh theo hướng chuyển đổi vùng trồng lúa thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sang trồng cây cạn hoặc dừng canh tác.
Sử dụng các giống cây trồng cũng như thời gian sinh trưởng hợp lý để thuận tiện cho việc cung cấp nước tưới, đồng thời tránh hiện tượng lúa trỗ sớm, gặp rét làm giảm năng suất. Rà soát các khu vực rừng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, có phương án phòng, chống cháy rừng, phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc cụ thể cho từng địa phương.
Điều chỉnh lịch mùa vụ, thả nuôi trồng thủy, hải sản cho phù hợp với điều kiện nhiệt độ và độ mặn cho phép…góp phần chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn năm 2015-2016 do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino.
Đồng chí Đinh Chung Phụng, TVTU, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở nông nghiệp & PTNT phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn toàn tỉnh, xong trước ngày 12/11 để trình tỉnh và báo cáo Chính phủ.
Rà soát lại diện tích gieo trồng, đánh giá nguồn nước để bố trí cây trồng hợp lý. Tăng cường quản lý chặt chẽ các hồ chứa, nhất là đối với vùng Nho Quan, Yên Mô…để có kế hoạch điều tiết, sử dụng tiết kiệm nguồn nước hồ.
Phát động phong trào nạo vét kênh mương, ao hồ, đầm để trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Ngành nông nghiệp tiếp tục nghiên cứu và có biện pháp chỉ đạo sản xuất vụ đông xuân trong điều kiện thời tiết ấm.
Thanh Chiên-Đức Lam